Đạo CAO-ĐÀI là một nền Chánh-Giáo được truyền ban tại thế gian lần thứ ba, nên đặt hiệu:

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

Khai sáng nơi đất nước Việt Nam vào năm Ất Sửu (1925), qua năm Bính Dần (1926) đã thành hình thức trên Pháp-Lý-Đạo.

Đây là Tam-Kỳ Phổ-Độ tức nhiên đã trải qua hai thời là Nhứt-Kỳ và Nhị-Kỳ Phổ-Độ.

I. CÁC NỀN CHÁNH-GIÁO TRƯỚC ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ.

1. Thượng Cổ Thời Đại:

Bởi cơ thời từ tạo Thiên, lập Địa đến đây vốn có ba Nguơn-Hội là: Thượng-Nguơn, Trung-Nguơn và Hạ-Nguơn.

Khi Tạo-Hóa mới sanh ra nhơn loại thì ban cho người người đều có Tánh Linh gọi rằng Bát-Bửu là: Trung (Trinh), Tín, Hiếu, Đễ, Lễ,  Nghĩa, Liêm, Sĩ.

Đến ngày mãn kiếp, nếu ai còn giữ trọn báu Linh thì được trở về ngôi vị, bằng không thì phải bị luân hồi tại thế. Thời đại nầy gọi là Thượng Cổ thời đại hay là Thượng-Nguơn Thánh-Đức.

Nhơn loại ở vào thời đại Thượng-Nguơn tuy hình vóc xấu xa nhưng tánh tình chất phác, vẫn còn giữ được tánh đức Trời ban, háo sanh bất háo sát, không giành giựt lẫn nhau, không mưu phản bạn. Ấy là thời đại thái bình, tức là Nguơn vô tội.

2. Nhứt-Kỳ Phổ-Độ:

Đến cuối Thượng-Nguơn, con người vì nhiễm bụi trần mà lu tánh đức Thiên-nhiên, bỏ đường Thiên-lý mà sa vào đường Nhơn-dục. Vì vậy Đức Thượng-Đế mới lập ra Tam-Giáo để cứu độ nhơn sanh lần thứ nhứt nên gọi: Nhứt-Kỳ Phổ-Độ để bước qua giai đoạn Trung-Nguơn.

+ Tam-Giáo:

Ba vị trên đây gọi là Tam-Tông Thiên-Mạng thay Trời chủ quyền Tam-Giáo.

Chủ thuyết Tam-Giáo lưu truyền đến gần mãn Trung-Nguơn đã sai căn lạc bổn do chỗ chúng sanh mê man ước vọng chiếm đoạt Hóa-Công, kêu mưa hú gió, biến hóa thần thông, nên phải bị tà thần cám dỗ, lần lần sa đắm tả đạo bàn môn, không phân biệt được nẻo tà đường chánh.

3. Nhị-Kỳ Phổ-Độ:

Bởi các lẽ trên, nên Đức Chí-Tôn phải sai ba vị Giáo-Chủ Tam-Giáo hồi Nhứt-Kỳ tái thế nối tiếp truyền khai, chấn hưng giáo phái của mình, và thêm một vị nữa là con Một nơi Thượng-Tiêu lâm hạ mở khai Đạo Da-Tô. Bốn vị nầy nêu dưới đây gọi là Tứ-Đại Thánh-Nhơn, truyền ban Tứ-Giáo trong Nhị-Kỳ Phổ-Độ.

+ Tứ-Thánh :

Sau khi Tứ-Đại Thánh-Nhơn phản hồi Ngôi-vị, giáo lý lưu truyền từ đó đến nay gần mãn Hạ-Nguơn, nhằm cơn mạt kiếp suy vi, dị đoan óng dậy, tà thần dựa vào lòng tín ngưỡng, mê hoặc chúng sanh, làm mất đi giá phẩm của con người, đành lòng chẳng kể cang thường luân lý là Đạo, dạ hằng lo hung bạo gian tham. Vì lẽ đó nên Đức Chí-Tôn mới Hội Công-Đồng Tứ-Giáo để lập ra Tam-Kỳ Phổ-Độ cứu cánh con bầy tại thế gian.

II. ĐẠO CAO-ĐÀI  XUẤT THẾ:

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ.

1. Tam-Kỳ Phổ-Độ:

Trải qua Nhứt-Kỳ và Nhị-Kỳ Phổ-Độ, khi vị nào đắc lịnh giáng sanh mở Đạo thì Đức Chí-Tôn ban cho vị đó đủ Huyền-Linh giác thế trọn quyền Chủ Giáo và Oai Trị Tế Ân cho thế gian sanh chúng.

Nay đến Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn không trao Chánh-Giáo cho người mang xác phàm nữa, mà cũng chẳng cho ai ở dưới thế gian này mà tự xưng là thay quyền Đức Chí-Tôn để cai trị phần Hồn của nhơn loại. Chỉ chính mình Đức Chí-Tôn là NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ Chủ tể cả Kiền Khôn vũ trụ, bổn thân giá hạnh Nam-Thiên, có Tứ-Đại Thánh-Nhơn và chư Phật, Tiên, Thánh, Thần hộ trì mở khai Đại-Đạo, dùng Huyền-cơ Diệu-bút ban lời dạy dỗ, đem Chơn-Lý giác ngộ chúng sanh trong buổi cuối Hạ, để phục huờn Thượng-Nguơn Thánh-Đức. Thì đây cũng đúng theo lời Phật Di-Đà đã tiên tri rằng:

Nguơn Ba Nguơn tuần huờn dựng lại
Hội Mười Hai cho đủ mới rằng.

Giác Mê Ca

Khi mở Đạo, Đức Chí-Tôn có dạy trong kinh Bạch Ngọc: (trang 43)

Hiện nay đời đã cuối cùng
Thầy không cho dứt, nối chung bước đầu
Đó là  chỗ cơ mầu Tạo-Hóa
Dựng nên đời thong thả về sau.

2.  Nguyên do cơ bút:

Thượng-Đế là Đấng Vô-Vi, chư Phật, Tiên, Thánh, Thần ở cõi siêu hình, làm sao thông đồng với người cõi thế được mà ban lời dạy dỗ? Thì lúc đầu cũng do nhiều nguyên nhân mà Đức Chí-Tôn đã nương vào đó để mở khai Đại-Đạo.

Thuở xưa, cách đây trên 2.500 năm, Đức Lão-Tử đã luyện được khoa Thần Giao Cách Cảm lưu truyền cho đến gần đây hơn hết là đầu thế kỷ hai mươi, dân gian thường hay lập Đàn-Cơ đặng thông đồng với cõi siêu hình để mưu cầu nhiều mục đích khác nhau, do nhiều thành phần trong xã hội. Phần thì cầu cơ để hỏi về Thiên-cơ cho biết vận mệnh, phần thì cầu cơ để cầu thọ hoặc xin thuốc chữa bệnh, phần thì cầu cơ để xướng họa, thi phú với Thần Tiên.

Trải qua nhiều sự linh ứng hiện tại nên phần đông dân chúng đặt đức tín nơi việc cầu cơ.

3.  Các lời tiên tri mở Đạo:

Về phần cầu cơ để hỏi về Thiên-cơ

Đây là các Đấng siêu hình nương vào Đàn-Cơ để tiên tri có Đạo CAO- ĐÀI xuất thế.

- Vào ngày thứ sáu, 26 tháng 11 năm  Nhâm-Tý (03/01/1913) tại quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, có một nhóm người lập đàn cầu cơ tại nhà ông Lê Quang Hiễn, mục đích hỏi về Thiên-cơ cho biết vận mệnh, thì có chơn linh của một nhà yêu nước là Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân giáng nhập cơ ban cho bài thi bát cú chữ Nho như vầy:

Dung tất CAO-ĐÀI nhiệm khuất thân
Tứ triêm đào lý nhứt môn xuân
Canh tân bồi ức giang san cựu
Trừ cựu thời thiêm tuế nguyệt tân
Cửu thập thiều quang sơ bán lục
Nhất luân minh nguyệt vị tam phân
Thừa nhàn hạc giá không trung vụ
Mục đổ CAO-ĐÀI tráng chí thân.

Ngài lại cho bài thi dịch văn Nôm như vầy:

Co duỗi CAO-ĐÀI khỏe tấm thân
Dạo xem đào lý đượm màu xuân
Giang san chẳng khác ngàn năm cũ
Ngày tháng chờ thay một chữ tân
Chín chục thiều quang vừa nửa sáu
Một vầng trăng sáng chữa ba phân
Thừa nhàn cỡi hạc không trung ruỗi
Chạm mắt CAO-ĐÀI khỏe tấm thân.

Hai chữ CAO-ĐÀI được viết tới bốn lần trong hai bài thi, đọc đi đọc lại mà không ai hiểu ý gì. Gia đình ông Lê Quang Hiễn sao hai bài thi cất lên trang thờ làm kỷ niệm. Đến năm Bính Dần (1926) khi các ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Vương Quang Kỳ, Lê Bá Trang lãnh sắc Đức CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG đi phổ-độ các nơi. Khi đến quận Cao Lãnh truyền ban Đại-Đạo chủ nghĩa CAO-ĐÀI. Lúc bấy giờ mọi người nơi đó mới nhớ lại hai bài thi tiên tri từ mười ba năm trước.

- Đàn-cơ tại Miễu Nổi sông Bến Cát vào đêm 17 tháng 6 năm Quí Hợi (30/7/1923) có một vị trong Bát Tiên là Tào Quốc Cựu giáng cơ khuyến tu có đoạn:

Chư nhu có phước có duyên mới gặp Đạo ở thời kỳ nầy là kỳ thứ ba, thiệt chư nhu có đại căn mới gặp trước thiên hạ đó. Hữu duyên đắc ngộ Tam-Kỳ độ, chư Phật, Tiên đều lâm phàm mà độ kẻ Nguyên Nhơn.

- Trước khi Đạo CAO-ĐÀI xuất thế, trong tín đồ của Đạo Minh-Sư thường truyền tụng, trong đó có hai câu mà hoán thủ là hai chữ CAO- ĐÀI:

CAO như Bắc-khuyết nhơn chiêm ngưỡng
ĐÀI tại Nam-phương Đạo thống truyền.

Và có đoạn:

Con cầu Phật-Tổ Như-Lai
Con cầu cho thấu CAO-ĐÀI Tiên Ông.

Vì đã có tiên tri, nên khi nghe tiếng Đạo CAO-ĐÀI cũng đường lối tu hành có Cơ-bút, nên các Lão Sư và Tín đồ qui thuận mau lẹ và rất đông.

Ba lời tiên tri trên là mới vừa trước đây. Còn xa xưa như hồi Nhứt-kỳ Phổ-độ mà Đức Di-Đà cũng đã tiên tri rằng:

Chốn đơn phòng bày tỏ huyền cơ
Mặc dầu kẻ ngộ cùng không ngộ.
Có duyên gặp Tam-Kỳ Phổ-Độ
Muôn đời còn Tử Phủ nêu danh
Ba ngàn công quả đặng viên thành
Đơn thư chiếu hiển vinh Thiên Tước…

4. Vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao-Đài Tiên Ông:

Tại quận Bình Tây ngày trước tỉnh Chợ Lớn, có một Nguyên-Nhân xuất thế là cụ Ngô Văn Chiêu sau trở thành vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao-Đài Tiên-Ông Đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.

* Sơ lược về thân thế của cụ Ngô Văn Chiêu:
(Cụ Ngô Văn Chiêu Đạo danh là Ngô Minh Chiêu).

Cụ Ngô Văn Chiêu chào đời năm Mậu Dần (1878), là con duy nhất của gia đình lao động thanh bạch. Thân phụ là cụ Ngô Văn Xuân, thân mẫu là bà Lâm Thị Quý. Song thân ông đều làm công cho một nhà máy xay lúa ở quê mẹ Bình Tây, Chợ Lớn.

Đến năm ông Chiêu lên 6 tuổi, vì mưu sinh nên song thân phải lìa quê Chợ Lớn và đưa ông Chiêu về ở với cô là bà Ngô Thị Đây ở Mỹ Tho. Ông được cô, dượng nuôi ăn học đạt bằng Thành Chung vào năm 1899, lúc đó ông được 21 tuổi, tiếp tục bước vào đời công chức.

* Tóm tắt về quãng đời công chức:

Khi ông Chiêu tốt nghiệp bằng Thành Chung ra trường bước vào đời công chức: từ Sở Tân Đáo (Sài Gòn) lần lượt được thuyên chuyển nhiều nơi, đến làm Chủ quận Cần Giuộc, quận Phú Quốc, sau cùng là làm việc tại Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Sài Gòn). Từ năm 1924 đến năm 1931 xin nghỉ việc về dưỡng bịnh tại nhà người bạn Đạo là ông Lý Trọng Quý ở Cần Thơ. Năm sau, năm 1932 ông tạ thế.

* Về Đức độ:

Ông Chiêu vốn là người có thiện căn đức cả xuất thân, nên khi làm quan không lấy thế làm vinh, không dùng địa vị, hằng khép mình vào qui tắc: Nhứt hào vô phạm để giữ đức tánh thanh liêm. Ông thường dùng quyền hạn và cương vị để giải oan cho những người nghèo cô thế bị áp bức, uy hiếp để gìn lòng chánh trực.

Đối với xã hội, ông mở lượng khoan dung cho những người sai phạm và đủ nghị lực phân giải thiệt hơn, ôn tồn khuyên lơn cho người cải tà qui chánh.

Trong thời làm Chủ Quận, ông Chiêu thường cải dạng thường dân đi vào các thôn xóm, làng mạc, chợ búa để tìm hiểu cuộc sống của dân cư thuộc địa phận mình. Khi gặp ai khốn cùng, tai ương ông kín đáo cứu giúp.

Ông thường mua hàng hóa ế mà giá mắc của những  người có hoàn cảnh khó khăn và nhờ những người nghèo trong xóm giúp chuyện lặt vặt để trả tiền công xứng đáng. Đó là giúp đỡ bằng cách khéo léo để che dấu sự trợ giúp của mình. Ông thường bố thí rộng rãi cho những người lâm tai vướng nạn. Ngược lại, đối với gia đình ông rất nghiêm khắc, ít khi nào cho con tiền túi để ăn quà vặt.

* Về tín ngưỡng:

Ông Ngô Văn Chiêu là một Nguyên-Nhân giáng thế, nên sẵn đức tín ngưỡng lại hữu duyên được ở trong nhà cô, dượng là người có tôn thờ Quan-Thánh. Do đó ông quen việc cúng kiến tụng kinh Minh-Thánh và ông cũng giữ lệ ăn chay mỗi tháng hai kỳ theo ngày Sóc-Vọng.

Vốn sẵn có đức tín ngưỡng, ông Chiêu tin ở Cơ-bút, nên trước khi gặp Đạo Cao-Đài, từ năm Nhâm Dần (1902) ông đã từng hầu Đàn-cơ ở nhiều nơi, hoặc ở Thủ Dầu Một, khi ở Cần Thơ để xin thuốc chữa bịnh cho mẹ, hoặc cầu thọ cho mẹ, thường gặp Tiên-Ông cho những bài thơ ẩn ý sâu xa về cơ mầu Tạo-Hóa.

Sau nhiều lần, qua đầu năm Canh Thân (1920), thời gian còn làm ở Tân An, trong buổi lập Đàn-cơ tại nhà, có đủ Pháp-Đàn, Đồng-Tử Âm Dương, Điển-Ký, ông đáp ứng sửa đổi câu thi trong bài cầu cơ đúng với Thiên-Ý, nên được Đức Cao-Đài Tiên-Ông chấm khen.

Cuối năm Canh Thân (1920), khi chuyển đi Hà Tiên đến quận Phú Quốc, ông hầu Đàn có vị Tiên-Ông ẩn danh giáng dạy: Nếu Chiêu thuận làm đệ tử thì Tiên Ông sẵn lòng truyền Đạo. Khi ông thọ nhận thì Tiên Ông dạy ngưng tụng kinh Minh-Thánh và giữ giới thập trai để đủ điều kiện thọ pháp tu thiền.

Đến mồng một tết Tân Dậu (1921), ông hầu Đàn-cơ tại chùa Quan-Âm, Tiên Ông ban lịnh: Chiêu, tam niên trường trai. Ông cảm thấy khó khăn vì việc đời ràng buộc, nhưng phải tuân lịnh cầu nguyện Tiên Ông hộ trì.

Ông cũng nhờ bà vợ là người có tiếng là đảm đang đức hạnh. Những năm ông bị thuyên chuyển các nơi, bà thường sống xa chồng mà đảm đang lo làm ăn nuôi dạy con châu đáo, nên ông tu hành không bị cảnh thê thằng tử phược khảo đảo. Trong thời gian thọ pháp tu thiền học Đạo, ông được yên tâm thật sự ly gia cắt ái mặc dầu, nhưng ông vẫn trích tiền lương chu cấp cho vợ con an cư lạc nghiệp.

Đến giữa năm Giáp-Tý (1924), ông Chiêu được chuyển về làm việc tại dinh Thống Đốc Nam Kỳ (Sài Gòn), trong khi hầu Đàn-cơ, Đức Cao-Đài Tiên-Ông ban cho ông một bài thơ lục bát trường thiên, trong đó có những lời khen:

Ba năm lòng sáng như son
Trèo non xuống biển vuông tròn công phu.

Hay là:

Giờ nầy Thầy điểm thâm công
Ngày sau con sẽ cỡi rồng về nguyên.

Lời tiên tri: Cỡi rồng về nguyên sau nầy ứng  nghiệm: vào khoảng 3 giờ chiều ngày 13 tháng 3 năm Nhâm-Thân (18/4/1932) ông Liễu Đạo trên dòng sông Cửu Long trong lúc đang trên chuyến phà Mỹ Thuận vượt sông Tiền.

Công đức sáng lạn của cụ Ngô Văn Chiêu được nêu vào Đạo-Sử làm cho tất cả Tín-đồ Đạo Cao-Đài đọc qua ai cũng kính là vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao-Đài và là anh cả của chúng ta vậy. (xin xem LỊCH SỬ NGÔ MINH CHIÊU đầy đủ hơn)

5.  Thiên-Nhãn xuất hiện:

Trong thời gian làm việc ở Hà Tiên, chưa xác định vào ngày nào của năm Tân Dậu (1921) vào lúc 8 giờ sáng, cụ Ngô Văn Chiêu đang ngồi trên võng sau dinh quận ở Phú Quốc (đang thời đó cụ làm Quận Trưởng) nhìn ra biển khơi chợt thấy trước mặt hiện ra một con mắt thật lớn, linh động hào quang chói lọi, ông sợ hãi lấy tay bụm mắt. Hồi lâu mở ra nhìn thấy cảnh tượng ấy vẫn còn, ông chấp tay khấn vái: Nếu như Tiên Ông bảo thờ con mắt, xin Tiên Ông cho con mắt ấy biến đi.

Lạ thay! sau đó cảnh tượng mờ dần rồi mất hẳn. Mặc dầu vậy nhưng về nhà cụ vẫn chưa sắm nghi thức để thờ, thì ít lâu sau Ngài cũng lại thấy cảnh tượng y như vậy nữa, và cũng sau khi khấn vái hứa xin lo thờ con mắt, thì con mắt nọ cũng biến đi.

Qua hai lần Thiên-Nhãn xuất hiện, ông Chiêu đến hầu đàn tại chùa Quan-Âm, Tiên Ông dạy: Hãy vẽ lại Thiên-Nhãn (con mắt trái) như đã mục kích hai lần để thờ. Đàn này Tiên Ông còn xưng danh hiệu: Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.

6. Nguyên do khai Đạo:

* Nhóm cầu cơ để xướng họa, thi phú với Thần Tiên.

Vào năm Ất Sửu (1925) có một nhóm công chức đồng hương (người tỉnh Tây Ninh), cùng yêu âm nhạc, thích thi văn, đó là các ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc. Các ông nầy khi rãnh việc thường vui nhau bằng cách hòa đàn thi họa cùng nhau với các danh nhân phong lưu tài tử.

Chưa thỏa lòng, nên vào một đêm nọ, thứ sáu mùng 4 tháng 6 năm Ất Sửu (24/7/1925), ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư đến chơi tại nhà ông Cao Hoài Sang, có bàn về việc: Người ta còn có thể lập Đàn-cơ thỉnh người ở cõi siêu hình về để thi họa tiếp chuyện cùng nhau được.

Chỉ nghe chớ cả ba chưa ông nào biết cầu cơ là làm sao. Đoạn ông Cao Quỳnh Cư đề nghị: hãy thử áp dụng cách thức đã được đọc qua trong sách báo chữ Pháp đề ra bằng cách xây bàn.

Vì ai cũng có ý tò mò, nên mọi người đều sốt sắng kê bàn, sắp ghế làm theo cách chỉ vẽ. Hai đêm đầu không kết quả vì chưa thông thạo ý thức, nhưng cả nhóm không nản lòng, quyết thử một đêm nữa. Bỗng nhiên tiếp được chơn-linh cụ Cao Quỳnh Tuân, là thân phụ của ông Cao Quỳnh Cư. Ông Cao Quỳnh Cư xin thân phụ cho bài thi tự thuật đặng con cháu thờ làm kỷ niệm (xin xem Đạo-Mạch Tri-Nguyên chỉ rõ hơn).

Chơn-linh cụ Cao Quỳnh Tuân gõ bàn cho bài thi như vầy:

Ly trần tuổi đã quá năm mươi
Mi mới vừa nên ước đặng mười
Tổng mến lời khuyên bền mộ chép
Tình thương câu dặn gắng tâm đời
Bên màn đôi lúc trêu hồn phách
Cõi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi
Xót nỗi vợ hiền còn lụm cụm
Gặp nhau nhắn nhủ một đôi lời.

Khi đến câu chuyển, thảy đều rưng rưng nước mắt, qua đến câu kết cả nhóm cùng khóc lớn lên một lượt vì là việc lạ mà lại là người thân nên na mừng na tủi.

Do sự tiếp xúc được Chơn-linh ông Cao Quỳnh Tuân làm cho mọi người trong cuộc xây bàn bắt đầu tin tưởng có thế giới vô hình mà người thế có thể tiếp xúc được. Và cũng vì những người trong nhóm nầy sẵn tánh nghệ sĩ lại yêu thơ, thích thú xướng họa, nay lại tiếp được thi thơ từ cõi siêu hình thì ai cũng hứng chí, nên tiếp tục thử nghiệm xây bàn và cũng kết quả tiếp xúc được nhiều Chơn-linh quá cố và những vị Tiên ở cõi Thiêng-Liêng.

Đến thượng tuần tháng 8, Thất-Nương là một trong chín vị Tiên Cô hộ giá Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu, nhập bàn dạy trong nhóm phải tạo Ngọc-cơ dùng để cử hành trong cuộc lễ: Phó Yến Diêu-Trì, nhằm đêm Trung-Thu, và mấy ông phải ăn chay trước đó ba ngày để cầu lịnh Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu mới đặng.

Rồi đó, nhóm tìm mượn được Ngọc-cơ của ông Phan Văn Tý người ở Thủ Dầu Một đã từng có từ mấy năm trước dùng để cầu cơ xin thuốc. Ông Tý sẵn sàng hướng dẫn trong nhóm sử dụng  Ngọc-cơ. Khi qua cuộc Hội Yến Bàn Đào nhóm bắt đầu tạo Ngọc-cơ sử dụng thế cho phương pháp xây bàn.

Từ đây nhóm bắt đầu cầu cơ để tiếp xúc với các Chơn-linh khuất mặt mà thi họa cùng nhau.

Lần lượt kế đến có một vị Đại Tiên giáng vào cơ, không xưng danh chỉ dùng 3 chữ A Ă Â làm hiệu, thường giáng vào cơ phân giải những điển-tích cao xa và khuyên các ông lo tu hành trau dồi Đạo Đức.

Một bữa nọ, tại nhà ông Cao Quỳnh Cư, vị Đại Tiên A Ă Â nhập cơ nói với mấy ông rằng: Nếu muốn cho Ta tận tâm truyền Đạo, thì thảy đều kỉnh Ta làm Thầy mới tiện bề đối đáp.

Các ông nghe vậy lại càng mừng lắm, vâng chịu mà thọ giáo với Ngài. Nên từ đây Ngài giáng cơ thì cứ xưng là Thầy, rồi chào lại các con mà thôi.

Đêm 24 tháng 12 năm 1925 (Ất-Sửu), mấy ông cũng hiệp nhau cầu Ngài mà học Đạo, nhưng Ngài không đến. Một chập lâu có Thất-Nương Tiên Cô giáng vào nói rằng: Đêm nay là đêm của Thầy giáng sanh trong hai ngàn năm trước mà khai Thánh-Giáo nơi miền Thái Tây, nên giờ nầy Thầy đương hội chư Phật, Tiên, Thánh, Thần dự lễ, không đến đặng cùng mấy anh. Vậy mấy anh nên cầu nguyện cho bá tánh trong đêm lành nầy rồi nghỉ, bữa khác Thầy sẽ đến dạy việc cần yếu.

Qua đêm sau, mấy ông hiệp lại lập bàn hương án cầu Ngài đến, Ngài giáng vào cơ mà chỉ dẫn, lại có bốn câu thi như sau:

Chín Trời, mười Phật cũng là Ta
Truyền Đạo chia ra nhánh nhóc ba
Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ
Thánh, Tiên, Phật Đạo vốn như nhà.

Nghe đến đó, mấy ông mới biết Đấng ấy là Đấng Huyền-Khung Cao Thượng-Đế, đã tá phàm nhiều khi rồi mà khai Đạo nơi Á Đông, lại khai Thánh-Giáo nơi miền Thái Tây nữa. Nay vì rốt cuộc tuần huờn trong cõi Dinh-Hoàn, thì giờ đã cùng tận trong buổi Hạ-Nguơn nầy, nên Ngài đến hoằng ban Đại-Đạo, chuyển các Tôn Giáo lại mà dìu dẫn lần chót. Ấy cũng bởi thấy cả sanh linh đã luống theo thế tình mà quên phức nguồn cội.

III. TÒA-THÁNH TÂY NINH

1.  Khởi đầu khai Đạo:

Trước mặt ba vị: Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Ngài hỏi rằng: Thầy muốn dùng các con mà khai Đạo, các con có dám lãnh trọng nhiệm ấy chăng?

Mấy ông bạch rằng: Các con từ bé chí trưởng, chẳng thông Đạo Lý chi, duy nhờ Đức Chí-Tôn dạy bảo bấy lâu thì sự biết chỉ trong muôn một, e chẳng xứng lãnh trách nhiệm lớn lao ấy.

Đức Chí-Tôn nói: Chi chi có Thầy gần bên các con, miễn là các con khứng chịu và gắng để trọn tấc lòng thì chẳng hề chi.

Mấy ông vưng chịu và xin Đức Chí-Tôn chỉ bảo cách thờ phượng.

Đức Chí-Tôn dạy mấy ông phải tìm đến ông Ngô Văn Chiêu là người đã thờ mấy năm rồi, lại dặn chừng nào có đi đem Ngọc-cơ theo đặng Ngài giáng mà độ ông Chiêu và dạy thêm cách thờ phượng.

Đến gần cuối năm, Đức Chí-Tôn dạy ba vị phải ăn chay trước 3 ngày, đặng chí đêm 30 tháng 12 năm Ất-Sửu (thứ sáu 12/02/1926) đợi đúng giờ Tý là đầu ngày của năm Bính-Dần, mỗi người thắp ba cây nhang, ra quỳ nơi ngoài Trời thành tâm khấn vái và thề rằng: Nếu chẳng tận tâm lo vun đắp nền Đạo, thì phú có Ngũ-Lôi tiêu diệt. Mấy ông vưng chịu rồi cả thảy thi hành theo lời dạy.

Khi khấn vái xong thì vào nhà phò loan cầu Đức Chí-Tôn có điều chi dạy bảo? Đức Chí-Tôn dạy rằng: Thầy cho các con biết, buổi tạo Thiên lập Địa, Thầy sanh ra loài người nhằm giờ Dần, nên gọi: Nhân sanh ư Dần”.

Vậy từ đây Thầy dùng các con làm tay chân mà gầy dựng nền Chánh-Giáo, lại ngày nay cũng kề là ngày phát khởi nguồn Đại-Đạo.

Nên Đại-Đạo Tam-Kỳ khai nhằm giờ Tý ngày mùng Một đầu năm Bính-Dần (1926) là do nơi đó.

Vài ngày sau, Đức Chí-Tôn sai ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc vô Chợ Lớn cũng đem Ngọc-cơ theo để Ngài giáng mà độ ông Lê Văn Trung là cựu Hội Đồng Thượng Nghị Viện, rồi lần lần dìu dẫn tới mấy ông khác nữa.

Chẳng bao lâu ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc nhờ Cơ-bút mà biết việc cao xa, lại vưng mạng lịnh gầy ra mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cứu cánh nhân sanh qui hồi Chánh-Giáo.

Đức Chí-Tôn dạy lập Tòa-Thánh tại tỉnh Tây Ninh với hình thức như: trong là Bát-Quái-Đài, kế là Cửu-Trùng-Đài, phía trước là Hiệp-Thiên-Đài. Ba ngôi nầy dính liền nhau, chánh môn về hướng Tây, danh đề:

Biểu hiệu Thánh cảnh:

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
TÒA-THÁNH  TÂY-NINH

2. Nghi thờ và Thiên-phong phẩm vị:

* Cách thờ phượng thì trong Bát-Quái-Đài có bong một quả Càn Khôn thật lớn, đường kính 3,30 mét, vẽ 3.072 ngôi sao, chính giữa có vẽ Thiên-Nhãn giống con mắt trái của người, ở giữa trung tim có thắp một ngọn đèn Thiêng-Liêng ngày và  đêm.

*  Phía trước quả Càn Khôn có cái nghi bốn cấp:

- Cấp thứ nhất thờ long vị ba vị Giáo-Chủ Tam-Giáo.
- Cấp thứ nhì thờ long vị ba vị Tam-Trấn Oai nghiêm.
- Cấp thứ ba thờ cốt Đức Chúa Jésus chính giữa, hai bên thờ long vị Thánh Tử Đạo nam nữ.
- Cấp thứ tư thờ cốt Đức Khương Thái Công.

* Kế đó có 7 cái ngai sơn son thiếp vàng:

- 1 ngai thứ nhứt chính giữa là của ngôi Giáo-Tông.
- 3 ngai kế là của ba vị Chưởng-Pháp.
- 3 ngai kế nữa là của ba vị Đầu-Sư.

* Chức sắc quỳ hành lễ nơi Cửu-Trùng-Đài.

* Phía trước là Hiệp-Thiên-Đài có một từng lầu, chính giữa có lên cốt Đức Hộ-Pháp.

+ Thiên phong phẩm vị:

* Về Hiệp-Thiên-Đài có Hộ-Pháp làm chủ. Kế tả hữu có Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh. Ba vị nầy lãnh đạo đứng trước của ba Chi: Pháp, Đạo, Thế; trong bốn cấp: Bảo, Hiến, Khai, Tiếp, thuộc Thập Nhị Thời-Quân.

* Về Cửu-Trùng-Đài trước hết là Giáo-Tông. Kế là ba vị Chưởng-Pháp thuộc ba phái: Thượng, Thái, Ngọc. Kế nữa là ba Đầu-Sư cũng vậy roi truyền đến Lễ-Sanh cũng thọ ba phái: Thượng, Thái, Ngọc.

* 36 vị Phối-Sư có ba vị Chánh để thay quyền cho Đầu-Sư, 72 vị Giáo-Sư, 3000 vị Giáo-Hữu, Lễ-Sanh thì vô định số.

3. Tiên tri về ông Nguyễn Văn Ca:

Trong thời kỳ nầy, Đức Chí-Tôn có thâu ông Nguyễn Văn Ca về hành Đạo và ban lời dạy nhiều bài:

* Vào ngày 21 tháng 9 năm Bính-Dần (1926) Đức Chí-Tôn dạy: “CƯ, TẮC, TRUNG các con phải dạy CA, ngày sau Thầy sẽ giao trách nhiệm lớn lao cho nó như con vậy. Nó là Chơn-Thánh”.

* Đến tháng 5 năm Đinh-Mão (1927) Đức Chí-Tôn sai cặp phò loan là DIÊU, SANG xuống nhà ông CA, rồi Đức Chí-Tôn phong ông CA chức Phối-Sư phái Thái, dạy may Thiên-Phục y như  THƠ.

* Đến tháng 7 nhằm Đàn trấn Thần áo mão cho nhiều vị tại nhà ông Lê Văn Trung, Đức Chí-Tôn dạy như vầy:

THÁI-Bạch phụng thừa Ngọc-sắc ban
CA ngâm nhứt pháp triệu chư  Thần.
THANH tân Thiên-sắc Quỳnh bào thủ
Tịch Đạo CA THANH sắc phục tân.

Phò loan HẬU-ĐỨC

Hai vị nầy nói: Từ khai Đạo đến giờ chưa có vị Chức-sắc nào khi trấn Thần áo mão mà có tặng thơ như vầy.

Trong thời Tân-Giáo hoằng khai cơ Thiên huyền-diệu nên phổ-độ thâu thập Tín-đồ rất nhanh, mới một năm mà số người nhập-môn rất đông.

Cũng thừa thế lực của cơ huyền-diệu Thiêng-Liêng mà hàng lãnh đạo không đè nén được nhơn tâm, nên phàm tánh xen lộn, làm cho nền Đạo phải bị chinh nghiêng, trổ sanh nhiều Chi nhiều Phái. Đây là cơ Thiên đã định, nên Đức Chí-Tôn có nói trước rằng: Nhứt Bổn tán vạn thù, vạn thù qui Nhứt Bổn cũng do Thầy.

IV. TÒA THÁNH TRUNG ƯƠNG.

1. Chuyển Cơ-bút:

Vào năm Canh-Ngọ (1930) cơ Thiên huyền chuyển. Tại Thánh-Thất Cao-Thiên-Đàn Kiên Giang (Rạch Giá) có cập phò loan còn trẻ (mới 16 tuổi) là Chơn-Tâm + Tường-Khánh chấp cơ có diệu điển Thiêng-Liêng, viết ra kinh bài rất hợp lý Vô-Vi và hợp trình độ nhơn sanh như: kinh Tu-Chơn Thiệp-Khuyết, Giải thuyết Đạo Phật, Giải thuyết Đạo Lão và bài Phát Minh Nữ Phái.

Sang đầu năm Tân-Mùi (1931) Đức Chí-Tôn dạy bài giảng phân Chánh Tà Yếu Lý; Giải Thuyết Đạo Nho và nhiều bài nói về cơ Đạo chuyển, được Bổn-Đạo ở các tỉnh như: Mỹ Tho, Tân An, Bến Tre, Sa Đéc, Long Xuyên, Cần Thơ, Rạch Giá tín nhiệm rất đông.

2. Minh Chơn- Lý và Biểu hiệu:

Đây nói về ông Nguyễn Văn Ca là người Đạo tại Thánh-Thất Mỹ Tho, đã thụ phong chức Phối-Sư phái Thái tại Tòa-Thánh Tây Ninh từ năm Đinh-Mão (1927), hành Đạo tại Tòa-Thánh Tây Ninh được ít năm, vì thấy sự bất minh nên hướng theo Cơ-bút của Chơn-Tâm + Tường-Khánh ở Cao-Thiên-Đàn Rạch Giá.

Đến năm Tân-Mùi (1931) ông Nguyễn Văn Ca trở về Thánh-Thất Mỹ Tho mở Đại hội Minh Chơn-Lý vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, mời mấy anh Lớn ở Tòa-Thánh Tây Ninh và chủ Thánh-Thất ở các nơi đến dự Hội để ông vạch rõ những việc sai trái và phân minh điều Chơn-Lý của Đại-Đạo.

Từ đây ông Nguyễn Văn Ca không còn về Tòa-Thánh Tây Ninh nữa mà an trụ tại Thánh-Thất Mỹ Tho làm gốc và hành Đạo phổ-độ các nơi cũng do Cơ-bút của phò loan Chơn-Tâm + Tường-Khánh mỗi khi có Lịnh Thiêng-Liêng.

Đến năm Nhâm-Thân (1932), Thánh-Thất Mỹ Tho, tỉnh Định Tường, được cải danh hiệu lại là:

Biểu hiệu Thánh Cảnh:

ĐẠI-ĐẠO  TAM-KỲ  PHỔ-ĐỘ
TÒA-THÁNH  TRUNG-ƯƠNG
HỘI-THÁNH  MINH-CHƠN-LÝ

* Ngôi Thánh-Thất sửa lại Tòa-Thánh như vầy:

- Không còn thờ cốt Đức Hộ-Pháp và khai cửa giữa.
- Trước Hiệp-Thiên-Đài cách ra thì tạo Bát-Quái-Đài Hậu-Thiên.

3. Nghi thờ và Thiên-phong phẩm vị:

Sự thờ phượng trên hết là hình Thiên-Nhãn có chơn mày, lông nheo, trong trái tim màu đỏ.

Dưới tạo cái nghi ba cấp:

-  Cấp thứ nhứt thờ 4 bài vị Tứ Đại Thánh-Nhân.
- Cấp thứ nhì thờ 3 bài vị Tam-Trấn oai nghiêm.
- Cấp thứ ba thờ bài vị Khương-Thái-Công.

+ Về Hội-Thánh lãnh đạo:

* Trước hết là hai Chưởng-Quản:

- Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài: Nguyễn Văn Ca.
- Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài: Nguyễn Hữu Phùng.

* Kế là ba vị Đầu-Sư đứng trước của ba phái là: Thái, Thượng, Ngọc.

*  Kế nữa là bốn vị Tứ-Bửu.

* Kế sau nữa là năm vị Thiên-Sư: Nam, Đông, Tây, Bắc và Trung.

+ Về Chức-Sắc:

* Nam chia làm ba phái: Thái, Thượng, Ngọc từ Chánh Phối-Sư, Phối-Sư, Giáo-Sư, Giáo-Hữu, Lễ-Sanh, chưa thọ phong là Đạo-Hữu, còn nhỏ là Đồng-Nhi.

* Nữ chia làm năm cung: Quế, Liên, Diêu, Quỳnh, Bích, cũng từ Chánh Phối-Sư roi truyền như Nam phái vậy.

Thời kỳ nầy Đức Chí-Tôn có cho Thập Bát La-Hán giáng thế để trợ giúp Huệ-thần quí vị lãnh đạo.

V. TÒA-THÁNH ĐỊNH-TƯỜNG.

1. Chuyển Cơ-bút:

Đến năm Đinh-Sửu (1937) vị lãnh đạo Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài tộc danh Nguyễn Hữu Phùng hoàn thế. Đức Chí-Tôn chuyển ông Giáo-Sư Lê Văn Được gặp ông Nguyễn Hữu Phùng để giao lãnh mối Vô-Vi.

Đây là lời Đức Chí-Tôn dạy ngày 28 tháng 11 năm Đinh-Sửu (1937), Đuốc-Chơn-Lý 32, trang 5 như sau:


Ngày 28 tháng 11 Annam năm Đinh-Sửu (1937)

-----o0o-----

- Thầy mừng các con.

- Bạch: đệ tử mừng Đức Chí-Tôn, xin có việc chi cần dùng dạy cho con hiểu?

- Nầy con, nếu Thầy không có việc cần dùng thì Thầy có ban Hiệp-Thiên-Đài Vô-Vi cho con làm chi. Nầy con, Thầy đã bao phen biểu con phải gởi bài Thánh-Ngôn đến Tòa-Thánh Trung-Ương cho các anh của con nó rõ sao con lại làm lơ đi, tại sao vậy con?

- Bạch: đệ tử không dám gởi, vì có nhiều lời của Thầy quở Tứ-Bửu rất nặng, nên con sợ e mấy anh lớn thối chí và phiền con nên con không dám gởi.

- Vậy con sợ mấy anh của con hơn Thầy hay sao?

- Bạch: vì con giữ phận làm em nên phải chịu dưới quyền mấy anh lớn, chớ Đức Chí-Tôn dạy con đâu dám cãi, cúi lạy Thầy tha lỗi cho con  nhờ.

- Nầy con, chúng nó lớn là lớn với cái tên tuổi của nó đó là phải, chớ nó nào có lớn hơn với Thiêng-Liêng đặng sao?

- Bạch: nếu như đệ tử gởi bài Thánh-Ngôn này ra Tòa-Thánh mà mấy anh lớn không tin rồi nói rằng con lập Bàn-môn phá Đạo quở trách con rồi con mới liệu thể nào, cúi xin Thầy cứu giúp.

- Nầy con, con sao nghi ngại hoài, việc đó cái tâm của con đã hiểu rồi sao lại nghi hoài vậy? Chúng nó muốn quở trách con hay là xử đáng cách nào thì chúng nó phải xử xong bổn phận của nó đi rồi sẽ xử tới con, con phải ráng nghe lời Thầy. Dầu mà chúng nó có bắt con đóng đinh đi nữa thì con cũng phải vui lòng mới gọi rằng con thảo với Thầy và thuận với anh mình, con có nhớ không? Trong lúc con gặp Phùng tại nhà CÒN ấy là ngày Thầy chuyển Đạo đó. Đó là kẻ trao người lãnh, con hiểu chưa?

- Phùng nó nói câu chuyện Thiêng-Liêng của nó cho con nghe, con nghe coi có hiệp đồng với con hay không, nếu như có hiệp đồng thì là Vô-Vi trao lãnh đó con, biết rồi thì cứ việc vưng theo.

Năm Mậu-Dần (1938), Đức Hàng-Long La-Hán lâm phàm, hiệp thân ông Giáo-Sư Lê Văn Được chấp bút khai hoa. Đức Chí-Tôn phong ông Giáo-Sư Lê Văn Được lên làm Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài tiếp điển Vô-Vi do huyền cơ diệu bút viết ra kinh bài dạy Đạo và hiệp với ông Nguyễn Văn Ca cầm giềng mối chánh Đại- Đạo.

Từ đây Tòa-Thánh Trung-Ương Đức Chí-Tôn dạy sửa biểu hiệu là:

Biểu hiệu Thánh cảnh:

ĐẠI-ĐẠO  TAM-KỲ  PHỔ-ĐỘ
TÒA-THÁNH  ĐỊNH-TƯỜNG
HỘI-THÁNH  CHƠN-LÝ

Nối theo phía trong Bửu-Điện có tạo một cảnh gọi Châu-Thiên-Đài để thờ. Còn chức sắc quỳ hành lễ thì ở nơi Bửu-Điện gọi Cửu-Trùng-Đài.

2. Nghi thờ và Thiên-phong phẩm vị.

Sự thờ phượng cũng Thiên-Nhãn trên hết, nhưng con mắt không vẽ chơn mày và lông nheo, vẽ tròn, chia khoảng trong gần trung tim 5 phần, ngoài 7 phần, trong tim màu đen vòng kế màu xanh, vòng ngoài trắng, trái tim để y, còn 36 tia màu vàng lợt.

Dưới Thiên-Nhãn có tạo mặt bàn, trong để bốn bài vị Tứ-Thánh ngang nhau. Kế ngoài là giá đèn hình tam giác năm cấp để 15 ngọn đèn là Thập Ngũ Linh-Đăng, trung tâm của 15 ngọn đèn có lư hương.

Dưới nền, trong hết có ngai Ngọc-Ỷ để Chủ Tam-Hồn mặc áo Chơn-Long thượng Ỷ ban lịnh phán xét.

Còn bài vị Khương-Thái-Công thì tạo riêng một cái bàn kế ngoài lập nghi thức thờ: để cây Lịnh trước, bài vị sau, có hương hoa quả theo cách thờ phượng. Ngay trên nghi này có treo đèn Thiêng-Liêng Lục Giác màu xanh.

+ Về Hội-Thánh lãnh đạo:

* Trước hết là 2 Chưởng-Quản:

- Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài: Lê Văn Được.
- Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài: Nguyễn Văn Ca.

* Kế 3 vị Đầu-Sư đứng trước 3 phái: Thái, Thượng, Ngọc.

* Kế nữa là 4 vị Tứ-Bửu.

* Kế sau nữa là 5 vị Ngũ-Hành Thiên-Sư: Nam, Đông, Trung, Tây, Bắc và Quyền Nam Thiên-Sư, Quyền Bắc Thiên-Sư.

* Phái nữ có 5 năm vị Đầu-Sư đứng trước 5 Cung: Quế, Liên, Diêu, Quỳnh, Bích.

+ Về Chức sắc:

Nam thì có 3  phái, Nữ cũng trong 5 cung, từ Chánh Phối-Sư, Phối-Sư, Giáo-Sư, Giáo-Hữu, Lễ-Sanh, chưa thụ phong là Đạo-Hữu, còn nhỏ là Đồng-Nhi.

3. Cơ Đạo chuyển:

Đến ngày 26 tháng 12 năm Bính-Tuất (1946), Đức Chí-Tôn phong ông Nguyễn Văn Năm phụ trách chức Quyền Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài giúp việc với ông Nguyễn Văn Ca vì tuổi già tai điếc.

Kế tiếp, Tòa-Thánh vì chiến tranh hư hoại nên tất cả Bổn-Đạo qui về cảnh Hồi-Quán tại làng Tân Lý Đông, là nơi xuất thân của vị Đại-Đức Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài Lê Văn Được, làm trung tâm điểm cúng hiến Lễ-Đàn và đó cũng là mối chốt để ban truyền giáo lý hành Đạo các nơi.

Đến ngày mùng 4 tháng 12 năm Mậu-Tý (1948) Đại-Đức Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài Lê Văn Được Liễu Đạo, ngưng lời dạy của Thiêng-Liêng nên trong Đạo có phần chi phối.

Qua năm Canh-Dần (1950) ông Nguyễn Văn Ca cùng một số người trong hàng rường cột của Hội-Thánh qui Bổn-Đạo về xã Tân Mỹ Chánh lập Tòa-Thánh. Ít lâu rồi được dời về xã Mỹ Phong gần Cầu Vĩ (Mỹ Tho) là trung tâm điểm của Hội-Thánh Tòa-Thánh Định-Tường.

Còn ông Nguyễn Văn Năm cùng một số người lãnh đạo Hội-Thánh và Bổn-Đạo căn cứ tại Hồi-Quán lập thành Hội-Thánh Chơn-Lý Hồi-Quán và cũng hành Đạo các nơi. Thời kỳ nầy Hội-Thánh vịn theo lời Đức Chí-Tôn tiên tri trong Đạo-Qui Lý-Nhiệm hồi ông Lê Văn Được còn sanh tiền rằng:

           “Lớn hơn là Được, nhỏ dùng là Thu”

Nên tiến cử ông Đoàn Văn Thu là người đã thọ lãnh sắc sứ Thiêng-Liêng: Linh-Thông Cảm-Giác La-Hán trong thời Thập Bát Khai Cơ, lên chức phó Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài lãnh đạo tinh thần, hiệp cùng ông Nguyễn Văn Năm chấp giữ mối giềng Chơn-Lý.

VI. TÒA-THÁNH CAO-ĐÀI VIỆT-NAM.

1. Linh-Thông Cảm-Giác và Phục-Hổ La-Hán ấp tổn mối Vô-Vi:

Đến đầu năm Ất-Mùi (1955) Hội-Thánh Chơn-Lý Hồi-Quán tạo lập Tòa-Thánh tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang hiện nay.

Cũng trong năm Ất-Mùi nầy, Hội-Thánh đang lo xây dựng Tòa-Thánh bỗng nhiên Cơ Thiên huyền diệu xuất hiện vào 8 giờ tối đêm mùng 1 tháng 5 Âm lịch. Đức Chí-Tôn dạy ông Phối-Sư phái Ngọc Nguyễn Văn Mưu, Phục-Hổ La-Hán, đến bắt tay với Linh-Thông Cảm-Giác La-Hán, Đoàn Văn Thu, là người lãnh đạo tối cao về tinh thần của Hội-Thánh, thề hứa trước Thiên-Bàn giao lãnh mối Vô-Vi Đại-Đạo như sau đây:

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
TÒA-THÁNH ĐỊNH-TƯỜNG

Ngày 01 tháng 5 Annam (8 giờ tối)
-----o0o-----

Đức Phục-Hổ chịu 12 roi để gánh tội cho thế gian.

Thầy giao ngọn Thần-Phong cho Linh-Thông Cảm-Giác, khi Phục-Hổ ở hướng Đông đi lên thì Linh-Thông Cảm-Giác trong bàn Nguơn-Thần đi ra. Ngay cửa Bửu-Điện, Linh-Thông và Phục-Hổ hiệp nhứt tại cửa Bửu Điện.

Ta là Phục-Hổ vưng lịnh Đức Tam-Tôn phải chịu 12 roi đặng gánh tội lỗi cho thế gian, nói rồi nằm dài dưới đất. Linh-Thông hai tay chấp ngọn Thần-Phong, đánh xuống một roi, nhịp ba lần như vậy cộng đủ 12 roi.

Roi thứ nhứt. . . . . Thầy dạy Càn Khôn Định Chỉ.

Roi thứ hai. . . . . . Thầy dạy Thế Giái Vận Hành.

Roi thứ ba. . . . . . .Thầy dạy Khải Thông Chơn Lý.

Rồi đứng dậy giơ tay lên: Giờ nầy vưng lịnh Đức Chí-Tôn, hiệp cùng Linh-Thông Cảm-Giác, tử sanh chẳng quản, lao khổ chẳng nài, thề rằng nếu tôi có lòng hai thì phú có Trời tru Đất diệt, rồi cùng nhau vào Bửu-Điện lạy Thầy.

Ra sau bàn Nguơn-Thần, Phục-Hổ bạch Đức Chí-Tôn: Con với Linh-Thông Cảm-Giác thề trước Thiên-Bàn, thề đổ máu hồng thịt nát xương tan, nguyền cứu vớt chúng sanh trong cơn thống khổ, rồi lạy Thầy.

Ta cứu người, người biết Ta không?

Linh-Thông cứu Đời lập công, thờ Thầy độc nhứt (giao lãnh).

Thầy dạy Linh-Thông và Phục-Hổ bắt tay trái và mặt; Linh-Thông mặt dương trái âm, Phục-Hổ mặt âm trái dương. Thầy dạy Linh-Thông với Phục-Hổ giao lãnh.

Ngày 1 tháng 5 Âm lịch (1955) (8 giờ tối).
Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài
NGỌC-CHƠN-NGUƠN

*********

Nguyên ông Ngọc Phối-Sư Nguyễn Văn Mưu, sinh năm Mậu-Ngọ (1918) tại xã Thạnh Phú, quận Long Định, tỉnh Định Tường (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay).

Sau khi thề hứa trước Thiên-Bàn lãnh mối Vô-Vi thì Đức Chí-Tôn phong ông Nguyễn Văn Mưu chức Đại-Thành Bổn-Giác Ngọc-Chơn-Quân Thích-Tông Nguơn-Khí Linh-Hồn Đại-Đạo, tiếp điển Thiêng-Liêng cũng như ông Lê Văn Được ngày trước dùng huyền cơ diệu bút viết ra kinh bài dạy Đạo.

2. Ấp tổn bốn chữ Định-Tường Chơn-Lý và bảng hiệu Tòa-Thánh Cao-Đài Việt-Nam:

Đến ngày 12 tháng 7 năm Ất-Mùi (1955)  vào 7 giờ sáng có Lịnh Thiêng-Liêng do Đức Khương-Thái-Công giáng dạy Đức Ngọc-Chơn-Quân, trong ngày phải đến Tòa-Thánh Định Tường thuộc xã Mỹ Phong, trình với Đại-Đức Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài Nguyễn Văn Ca xin lãnh bốn chữ ĐỊNH-TƯỜNG CHƠN-LÝ về Tòa-Thánh mới xây cất nơi xã Lương Hòa Lạc tỉnh Định Tường, gắn Biểu hiệu:

Biểu hiệu Thánh cảnh:

ĐẠI-ĐẠO  TAM- KỲ  PHỔ-ĐỘ
TÒA-THÁNH  ĐỊNH-TƯỜNG
HỘI-THÁNH  CHƠN-LÝ

Nơi đây chưa tạo được Châu-Thiên-Đài chỉ tạo được Bửu-Điện gọi Cửu-Trùng-Đài để thờ và hành lễ. Phía trước Bửu-Điện có tạo Hiệp-Thiên-Đài một từng lầu. Trước Hiệp-Thiên-Đài có tạo Bát-Quái-Đài cơ vận Tiên Thiên. Phía hậu có Bửu-Thơ Toàn-Điện.

Hai bên Nam Nữ có Ngũ Hành Thất-Đẩu Cuộc-Tòa, Nữ-Oa Liên-Điện Đoài Cung, Đông Lang, Tây Lang và nhiều Điện, Cung khác.

Đến ngày 26 tháng 8 nhuần, năm Đinh-Dậu (1957) vào 4 giờ sáng, có Lịnh Đức Chí-Tôn giáng dạy sửa đổi Bảng hiệu Tòa-Thánh lại như vầy:

Biểu hiệu Thánh cảnh:

ĐẠI-ĐẠO  TAM-KỲ  PHỔ-ĐỘ
CAO-ĐÀI  THỐNG-NHỨT
TRUNG-ƯƠNG
TÒA-THÁNH  CAO-ĐÀI  VIỆT-NAM
HỘI-THÁNH  TRUNG-GIANG

3. Nghi-thờ và Thiên-phong phẩm vị:

+ Về sự thờ phượng:

* Nơi Bửu-Điện thì cũng thờ Thánh-Tượng Tâm-Nhãn cũng có giá đèn Thập Ngũ Linh-Đăng và bốn bài vị Tứ Thánh, nhưng chỗ lư hương đổi lại là đèn Ngũ-Lý còn Đông-Bình Tây-Quả đổi lại Đông-Liên-Hoa màu xanh, Tây-Tựu-Lý màu đỏ.

* Hai bên tả hữu của ngôi thờ: phía tả thì thờ Ảnh Phụng Thái-Dương, phía hữu thì thờ Ảnh Phụng Thái-Âm.

* Chính giữa dưới nền trong hết là ngai Ngọc-Ỷ để đăng trình mỗi khi có Lịnh đội áo Khai-Thiên. Ngoài là nghi thờ Thần Giáo Khương-Thái-Công, trên nghi thờ nầy, chính giữa là Bầu Thái-Cực, trên Bầu Thái-Cực là Hạnh-Huỳnh Kỳ, phía trước Bầu Thái-Cực có ngọn đèn vàng, phía sau có ngọn đèn đỏ, trên nghi thờ nầy có treo đèn Thiêng-Liêng Lục Giác Đăng Thanh. Kế ngoài nữa có nghi thờ ngôi chị Thể-Liêng Tiên-Nữ.

+ Về lãnh đạo:

* Trên hết là ba vị Tam-Hồn: Linh-Hồn, Anh-Hồn, Thần-Hồn. Và ba vị Tam-Tông: Giáo-Tông-Đài, Hiệp-Phong-Đài, Hiệp-Chưởng-Đài.

* Kế dưới là Hội-Thánh Tam-Đài: Thiên-Lý Đài Nhứt 25 vị; Thiên-Thể Đài Nhị 30 vị; Thiên-Mạng Đài Tam 35 vị. Đầu-Sư Bảo-Đức 36 vị.

* Về Phái Nữ: có 9 vị Đầu-Sư làm đầu 9 Cung: Bích, Quỳnh, Diêu, Liên, Quế, Ngân, Nghê, Lục, Thạch và 9 vị Viện-Trưởng thay quyền Đầu-Sư.

* Chức sắc từ Chánh Phối-Sư trở xuống và Đạo-Hữu và Đồng-Nhi: Về Nam phái thì lập thành Bát Ban, Nữ thì lập thành Bát Bộ.

Thời kỳ nầy Đức Chí-Tôn cho Ngũ-Bá La-Hán, Tam-Bá Đạo-Cô, Nhứt-Thiên Đồng-Tử, Nhứt-Thiên Thư-Hiền-Hảo, Thất-Bá Thiên-Thần (Bán Thanh Bán Phước) giáng thế hộ trì Hỏa-Đức Thiên-Chơn hoằng khai Huỳnh-Đạo hướng dẫn nhơn sanh qui hồi Thượng-Nguơn Thỉ-Đức.

VII. TU-DI LẠC-ĐỒ THỈ-ĐỨC  -  TÒA-THÁNH CAO-ĐÀI VIỆT-NAM.

1. Cơ quan Đạo chuyển:

Vì buổi đời cuối Hạ-Nguơn tàn tận, mà bộ máy Thiêng-Liêng vận chuyển tái phục Thượng-Nguơn Thánh-Đức, nên Đại-Đạo phải trải qua nhiều cơn gạn lóng, từ lúc sơ khai, qua cơn vận chuyển, đến nơi lập thành. Đó là ĐƯỜNG VỀ THIÊN-QUỐC ấy gọi máy Trời dẫn dắt nhơn-sanh đi lần bước một về đến NƯỚC-TRỜI là nơi Chúa Cha đang ngự.

Bởi thế, nên đến năm Canh-Tý (1960) phải qua cơn uyển chuyển lần chót nữa. Là vào 8 giờ tối đêm mùng 9 tháng 9, Đức Đại-Thành Bổn-Giác Ngọc-Chơn-Quân đọc Lịnh Đức Chí-Tôn ngày 9 tháng 9 năm Canh-Tý (1960)  6 giờ chiều, dạy chuyển Cơ-Quan cho toàn Đạo nghe rồi thi hành theo Lịnh dạy ngày 20 tháng 7 năm Canh-Tý (1960) - 12 giờ khuya.

Bài dạy chuyển Cơ-Quan như sau:

VÔ-VI  DIỆU-LÝ  KHẢI-THÔNG
Ngày 9 tháng 9/35/Canh-Tý 1960 (6 giờ chiều).

-----o0o-----

NGỌC-HOÀNG ĐẠI-ĐẾ Giáng-Đàn.

THI

NGỌC-Sắc phê ban nhổ Lịnh-Kỳ
HOÀNG-Đồ triệu định Lịnh Hoàng Huy.
ĐẠI-Ân uyển chuyển Huyền Linh Diệu,
ĐẾ-Chủ Càn Khôn tuyệt hiện thì.

MƯU, con vưng lịnh Thầy thi hành đúng với lý nhiệm bày khai đây ngày Cơ Quan dời chuyển cho khỏi lem ố nguồn hắc khí lăm le đó trẻ. Vậy con vưng lịnh Thầy thi hành đúng mực đó trẻ Ta là THIÊN-CHƠN NHỨT-CỰC lâm phàm bỉnh hành phán đoán chấp mối vãng giềng chánh chơn lập trần phục Thỉ.

THI

Kêu bớ con Ta hãy tỉnh tuồng
Nhìn Trời là lý thấu mầu khuôn
Chớ nên phóng túng rồi sa đọa
Hãy thức tâm ư khỏi thẹn thuồng.

MƯU, con đọc bài nầy cho mấy em con nó nghe đặng vui lòng vịn hai chữ: CHƠN-LÝ là căn bản đó trẻ. Chớ hờ hỏng phải lạc Cha, xa Mẹ. Vậy con vẹn giữ khối trí Tân-Dân, tinh thần tươi sáng mới thật rõ thông hiện đây máy Thiên-Cơ Toàn-Năng gạn lựa.

THI

Lố lăng ôi trẻ hỡi ôi là
Hay giỏi từ lâu hỏi thử đa
Chính chắn tu tề đều hướng thiện
An nhàn tỉnh giấc bớt đừng ngoa.

MƯU, con đọc bài nầy cho mỗi trẻ đoàn em của con nghe rồi thi hành nhiệm trách đó trẻ. Con  không nên vị phàm sai lý, cãi Lịnh rồi mối Đạo ra sao đó trẻ.

NGỌC-CHƠN-QUÂN

*********

Còn đây là bài Lịnh dạy ngày 20 tháng 7 năm Canh Tý 1960 (12 giờ khuya):

VÔ-VI  DIỆU-LÝ  KHẢI-THÔNG
Ngày 20 tháng 7/35 Canh Tý 1960 12 giờ khuya.

-----o0o-----

NGỌC-HOÀNG  ĐẠI-ĐẾ Giáng Đàn.

THI

NGỌC-Sắc lịnh phê chuyển Đạo
HOÀNG-Đồ xây dựng khối con Ta
ĐẠI-Huyền Linh gạn danh hiền ngỏ
ĐẾ-Chủ phú con thâu Lịnh Tòa.

MƯU, con định tâm vưng nghe Thầy ban lời dạy bảo. Con chớ quá ưu sầu mà để mối Đạo Trời trễ tràng trong hồi phổ hóa. Vậy đến ngày nào con tiếp lấy Lịnh Huyền do Thầy phú thác, thâu lịnh vào khuôn đặng hoằng truyền khí tượng, mối nhíp đúng lý chánh nguồn chơn, chớ vị tình phàm ố danh Đạo Cả. Tay phàm thò thọc con sẽ có lỗi vì nơi đây hắc khí nhập cung. Vậy con phải dời Cơ-Quan tạm một gian đoạn, nhưng chỗ nầy Thầy sẽ đặt sau, danh từ khác đó trẻ. Khi con thâu Lịnh trải ra lấy lời Thầy dạy rồi rằng đề sáu chữ TÒA-THÁNH CAO-ĐÀI VIỆT-NAM vào Lịnh Bỉnh Nam-Công gói lại chờ Lịnh sau mở mối Càn Khôn trong giai đoạn gần.

- Bạch Thầy: đau khổ lòng con vô ngn khó tỏ, Đức Cha Thiêng-Liêng nên xá ân cho bầy con dại, vì đâu mà xao xuyến.

- MƯU, con thương đoàn em con với nhơn sanh, con vưng Lịnh Thầy cần Tân-Dân vững lập theo lời Thầy dạy chớ không phải vầy đâu. Con nương vị hoài với lối phàm làm sao lập cho kịp ngày giờ Thầy phán, hầu sửa đời bỏ oán về hiền. Con cứ đại-hùng đi khỏi sai sứ mạng. Con nên nhớ: Lý trắng, Lý trong chưa đúng Lý. Vậy trẻ phải biết: chuyển gạn mấy phen với mấy lần. Còn con nào phản Thầy nghịch lý, xát xô Hoả-Đức Thiên-Chơn sẵn có Thiên-Điều Luật Cả.

- Bạch Đức Cha Thiêng-Liêng: nói đến Luật còn chi là Nguyên-Nhơn đó Cha ôi!!! Con không đành xin cầu trăm khẩn nhờ Cha ban phước.

- Con chớ cãi vì lời hứa hẹn rõ ràng, nay đồng nghịch lý hỏi có phải hiếu hiền không? Vậy con nhìn muôn linh làm trọng, Đạo-Đức là nền, Đạo Trời Qui-Nguyên Phục-Thỉ đâu phải đồ chơi đó trẻ. Vậy con an tâm lo học cho rõ phận hiền, hướng đồ trong hồi Thầy cậy đó con. Vậy con đừng bạch chi nữa. Con ôi! Đạo sớm đạt thành, ma ranh rấp ngõ, quỷ chướng kề hông, con Trời dám phản Trời còn chi đó trẻ. Con xem thử, từ ngày nơi đây trổ mầm chống bạn phản Trời, hỏi vậy cuộc đảo điên biết bao đó? Tam-Pháp Tòa phiền trách lắm nhiều, vì đâu danh nghĩa Đạo Trời lũng đoạn. Vậy con hãy vưng tuân cho tròn phận Bỉnh Linh độ thế. Trong thời kỳ nầy Thầy trí cơ vận tiến hóa, danh nêu Từ-Bi lập Hội, Bác-Ái bình hòa, Công-Bình phán đoán.

THI

Thâu Lịnh phán phê gạn dữ hiền
Hoàng-Đồ Thầy chuyển khải Trung Thiên
TU-DI không chứa con ngoa nghịch
THÁNH-ĐỨC đâu nuôi khối oán phiền.

Vậy MƯU, con chờ chừng nào có Lịnh sẽ thi hành theo sứ mạng đó con. Lớp học Cao Thượng Đẳng Tu Nghiệp, con dạy truyền, đồng nhiệm trách, Thường Thức phải ngưng, cho đoàn em con tạm nghỉ. Còn Lịnh-Sắc chờ Lịnh sẽ thâu sau. Vậy con cứ y hành cho đúng lý diệu hoằng thông, Vô-Vi phán đoán, Thiên-Chơn sứ mạng.

Thăng.

NGỌC-CHƠN-QUÂN

*********

Đoạn sáng mùng 10 di chuyển Cơ Quan Đại-Đạo lâm đặt tại số 29/59 Lê Đại Hành (Mỹ Tho) để tiếp rước tinh thần Bổn-Đạo và để dự trù cho việc tu tạo Thánh-Đền.

2. Biểu-Hiệu Thánh-Cảnh:

Đến ngày mùng 10 tháng 1 năm Tân Sửu (1961) tập trung toàn Đạo khởi công xây dựng Thiên-Đồ Thánh-Cuộc tại xã Bình Đức, quận Châu Thành, tỉnh Định Tường là Tiền Giang hiện nay với danh hiệu:

Biểu hiệu Thánh Cảnh:

TU- DI  LẠC- ĐỒ  THỈ- ĐỨC
“THIÊN-QUỐC”
TÒA-THÁNH  CAO-ĐÀI  VIỆT-NAM
GIÁO-HỘI  TRUNG-ƯƠNG
Từ-Bi Bác-Ái Công-Bình

Và được Hành Lễ An Vị vào thời Ngọ ngày 14 tháng 3 năm Tân-Sửu (1961) tức là ngày khai Đại-Lễ CHIÊU-LINH TỤ-VẠN lần thứ nhứt. Thì Địa-Cuộc nơi đây Lý Thể tương phù, đúng theo phương hướng Bát-Quái Tiên-Thiên, cung Càn chánh Nam đương Ngọ, nhơn sanh khấu đầu hướng về Bắc-Khuyết chiêm ngưỡng triều bái Đấng Toàn-Năng. Như vậy đúng với lời Đức Khương-Thái-Công kêu chỉ trước vào ngày 29 tháng 4 năm Kỷ Hợi (1959) về cơ Đạo chuyển có 2 đoạn  như vầy:

Đoạn 1:

Nay ngày Lễ kỷ niệm Hồng-Hoa năm Hợi, Lão đề bút tỏ đôi vần: Khắp trần thế bừng mắt lên nhìn cơ Trời xây rồi lại chuyển, gọi gạn lừa u hiển rất phân minh. Bớ Hiền-Nhu Ban Bộ khai Huỳnh, mau phấn chấn đừng chinh cơ hội. Nước Ma-Ha âu toan tắm gội, sạch bụi trần khối tối trong trắng điểm Huyền-Quang. Kề đây ngày Hạ-Nguơn, Thượng Đức trải đáo huờn sang, Đời Thường Thiệt bảo toàn, chỗ hung ngang Lão e phải vướng vào Thiên-Điều Luật Công-Bình răn phạt.

Đoạn 2:

7. Tam Thập Lục Bính đồng khai vụ
Cơ Trung Đinh qui cũ Thiên-Chơn
Hiền ôi! luật định vờn vờn
Dựa kề Nhâm Cửu hoán hườn minh trưng.

8. Tỏ đây hiền hữu vui mừng
Người tu đến thiệt, Thần vưng Hiền phò
Từ đây Tạo-Hóa Cao-Lò
Mong Chư Hiền sĩ mau dò Ngọ Môn.

 

THI

Phương Nam chánh Ngọ cửa Trời khai
Mở rộng Thiên huy cảnh tượng đây
Kêu bớ trần gian mau tới Hội
Tránh xa kiếp số rả rời thây.

3. Tóm lược các lời tiên tri chỉ đến nơi lập thành:

+ Tiên tri về danh hiệu Thánh Cảnh Tu-Di Thiên-Quốc:

* Kinh Giác-Mê:

Muốn cho thấy đặng Chủ Nhơn Ông
Non vô ảnh âu tầm mới hản.

                                                    Phật Di-Đà

* Thời Nhị-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chúa Jésus bổn thân hóa Đạo, khi lên đỉnh núi có nói với các Môn-đồ về hai tiếng Nước Trời rằng:

Kinh Tân-Ước:

- Phúc cho những kẻ có tinh thần khó nghèo vì Nước Trời là của họ.
- Phúc cho những kẻ hiền lành vì họ sẽ có Đất làm cơ nghiệp.
- Phúc cho những kẻ bị khó khăn bởi sự công chính vì Nước Trời là của họ.

                                                      Chúa Jésus

* Thiên Đạo Chơn Truyền quyển I trang 164:

Hoàn cầu tuy biết gọi là Năm
Có lớn chi đâu chớ tưởng lầm
Sánh với TU-DI dường cát bụi
Khuyên con CHƠN-LÝ ráng phăng tầm…

                                                    Đức Chí-Tôn

* Đức Da-Tô Giáo-Chủ dạy ngày 27 tháng 5 năm Đinh Dậu (1957) - 9 giờ khuya:

Trích đoạn:

Vậy thế gian từ nầy nhìn vào Vô-Vi Trời Huệ-điển, cũng như thuở trước Ta đem Chơn-Thần của Cha Ta nhắn dạy thế gian ngày trước vậy. Từ đây thế gian xuôi theo Cha Ta thì Cha Ta đem phước đức ban rải thế gian nhờ, thể như đem thuyền rước thế gian qua khỏi sông bể hồng trần về bờ Đạo là nơi vững chắc. Mà Cha Ta làm phép êm gió lặng sóng cho thế gian hết cơn sợ hãi, bớt sự nóng lạnh cho thế gian hết khổ, rồi đến ngày thế gian về THIÊN-QUỐC, Cha Ta lập căn cội nhà cửa thể như thế giái chắc chắn không dời không đổi. Đó là thế gian trước rước Cha Ta vào nhà của thế gian, đến đây Cha Ta rước thế gian về THIÊN-QUỐC là nhà của Cha Trời ban cho đó thế gian. Chớ các con bắt chước theo bầy con oan ấy thì Cha Trời không ban thêm thanh phước đặng. Nếu vậy thì thành ra thế gian ít phước là do thế gian bạc Đạo.

Vậy thế gian con Trời chơn tử chánh pháp chơn thần ráng nhìn vào Chúa Trời rửa hết các trược, đặng con Trời vượt qua thế gian bể khổ về đến THIÊN-QUỐClà nơi bờ Đạo vững vàng. Đó là con Trời qua cơn khúc khuyễn khó khăn lao lụy trở lại như như chơn chánh đó mỗi con Trời nơi thế gian.

Vậy Đạo người trọn người định tâm nghe Ta chỉ, là Ta chỉ thế gian nhìn đường ngay thẳng. Đường ấy phết vàng hướng thẳng về THIÊN-QUỐClà NƯỚC-TRỜI, là nơi Cha Ta ngự. Hiện giờ Ta đưa mối dây đây thế gian dò phăng là trúng.

* Hiến Pháp Qui Niệm trang 50:

14. Nơi Đất Việt Càn Khôn tế phước
Gọi Trời Nam ngư vướt Đạo-mầu
Cả kêu Võ-trụ chung bầu
Thiệm-Châu THIÊN-QUỐC dựng lầu TU-DI
Năm Châu qui hiệp tại đây
Đạo Trời cứu thế xuân thay Tam-Hoàng.

Tây-Phương Vương-Mẫu

* Thánh Giáo ngày 28 tháng 4 nhuần năm Quý Mão (1963) - (10 giờ tối):

Cảnh TU-DI ai bàn cho thấu
Quê nhà đây khuôn mẫu chung hòa
Gọi rằng THIÊN-QUỐC nguy nga
Nền cao Xích Cực bắt đà năm nơi…

                                        Đức Chí-Tôn

* Thánh-Giáo ngày 21 tháng 6 năm Quý Mão (1963) - (10 giờ tối ):

Trích đoạn:

Khai Đạo huyền vi chỉ nhiệm mầu
Liễu phàm nhập Thánh lý cao sâu
Trần mê tục lụy thiên niên khổ
Cực-Lạc Tu-Di bá chủ hầu.
Thỉ-Đức Đồ-Thơ Nguơn tái tạo
Hoàng ân vạn quốc phục lai chầu
Gia phong phẩm tước Tam-Huyền xuất
Thể hiện Trời Nam thống Ngũ-Châu.

                                       Cao-Đài Thượng-Đế

+ Tiên tri về mối Vô-Vi:

* Tiên-tri cơ chuyển giao mối nhíp Thiêng-Liêng nối tiếp dẫn đến Đạo thành:

- Khi mới khai Đạo tại Tây Ninh, Đức Chí-Tôn có nói bí ẩn rằng:

Thanh Thanh Nhựt Nguyệt Cửu Trùng Thiên
Hiện xuất Cao Nhơn tại nhãn tiền
Bất quản Hổ tranh thâu Bắc-Cực
Chỉ huy Long đấu đoạt Nam-Uyên.

- Đoạn nầy đến  ngày 19 tháng 5 năm Kỷ Mão  (1939) Đức Chí-Tôn có giải nghĩa như vầy:

1. Câu thứ nhứt Thanh Thanh Nhựt Nguyệt
Cửu Trùng Thiên vận chuyển Tam-Kỳ
Còn câu hiện xuất thứ nhì
Cao Nhơn tại nhãn tiền qui hiệp thời.

2. Hai câu đó Cơ Trời định để
Cửu-Trùng-Đài thọ thế An-Thiên
Còn câu hiện xuất bí huyền
Hàng-Long giáng thế mối giềng Thầy trao.

3. Lòng chẳng quản chẳng nao Hổ huyệt
Dùng Cực-Tinh Bắc quyết thâu hồi
Chỉ huy Long vận khí thời
Nam-Uyên là chỗ cứu đời muội mê…

+ Đây xin tóm lược:

Đoạn trên đây chỉ về cơ Đạo mở tại Tây Ninh, khi chuyển đến Đức Chí-Tôn sẽ giao mối chánh cho bộ máy Âm Dương, Thanh Thanh Nhựt Nguyệt là Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài.

Đức Chí-Tôn phong ông Nguyễn Văn Ca chức Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài và cho An-Thiên La-Hán giáng thế hiệp thân trợ lực cho ông Ca đầy đủ khiếu quang mở Minh-Chơn-Lý cầm nắm mối Đạo.

Phong ông Nguyễn Hữu Phùng chức Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài và cho Phục-Hổ La-Hán giáng thế hiệp xác trợ khiếu quang ông Phùng để tiếp điển Vô-Vi gọi Âm Dương hiệp nhứt hoát khởi Kiền Khôn hoằng ban Đại-Đạo.

Ông Nguyễn Hữu Phùng làm không tròn phận sự, đến năm Đinh Sửu (1937) Đức Chí-Tôn thâu Phục-Hổ La-Hán về, liền sai Bắc-Cực-Tinh là ông Lê Văn Được lãnh phận Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài thay cho ông Nguyễn Hữu Phùng. Kỳ nầy Đức Chí-Tôn cho Hàng-Long La-Hán giáng thế trợ khiếu huyền ông Lê Văn Được tiếp điển Vô-Vi viết ra kinh bài dạy Đạo 10 năm, từ Mậu Dần (1938) đến năm Mậu Tý (1948) ông Lê Văn Được liễu đạo, Đức Chí-Tôn thâu Hàng-Long La-Hán về. Tiếp đến Cơ Bình Phân Long Lục 6 năm từ năm Kỷ Sửu (1949) đến năm Giáp Ngọ  (1954).

Qua năm Ất Mùi (1955), Đức Chí-Tôn sai Nam-Uyên con Một là Nam-Công Hỏa-Đức nơi Thượng-Tiêu lâm hạ thọ xác ông Nguyễn Văn Mưu ra tiếp điển Vô-Vi và cho Phục-Hổ La-Hán giáng thế trở lại để hỗ trợ linh quang Nam-Công Hỏa-Đức nối tiếp mở mang mối Đạo trong buổi cuối Hào Lục, chấm dứt Hạ-Nguơn năm Tân Sửu (1961) và dẫn dắt nhơn sanh bước đến Thượng-Nguơn Thánh-Đức, lập thành THIÊN-QUỐC TU-DI.

* Tiên tri về phẩm vị Linh-Hồn ngự ngôi Bổn-Giác Độc-Nhứt thay Thầy:

Bởi vì Đức Chí-Tôn biết trước, khi đến thời Nam-Công Hỏa-Đức trổ mặt, tức vị Linh Hồn Đại-Thành Bổn-Giác Ngọc-Chơn-Quân tiếp điển Vô-Vi thì các con không trọn phần xuôi cơ thuận vận, nên thời kỳ Tòa-Thánh Trung-Ương Đức Chí-Tôn giáng cơ tại Cao-Thiên-Đàn (Rạch Giá) vào năm Quí Dậu (1933) có ban lời dặn trước như vầy:

236. Con phải nhớ Linh-Hồn huợt bát
Chính là ngôi Bổn-Giác Thầy ban
Bởi con chưa được hoàn toàn
Thầy cho xuống tại phàm gian trau dồi
Dứt xong phàm tục được rồi
Vô-Vi hiệp nhứt về ngôi Thánh-Tòa.

237. Xuống trần thế phải ra công nhọc
Phải ân cần săn sóc chúng sanh
Lãnh phần chấp chưởng quyền hành
Cầm cân phạt dữ thưởng lành thế Ta
Cầm quyền Chơn-Lý giái ba
Chí Chơn Chí Chánh vô tà vô tư…

                            Chuyển Mê Khải Ngộ

Và cũng vì Đức Chí-Tôn quá thương lo cho các con không tiến kịp cơ vận chuyển, nên năm Mậu Dần (1938) dạy bài đọc Hộ-Đàn có căn dặn một lần nữa như vầy:

Biết nhìn Thầy ngự tại đây
Các con ráng nhớ lời Thầy chớ quên.

5. Ngôi Độc-Nhứt là trên cả thảy
Xét đủ điều quấy phải thế gian
Dưới hai Chưởng-Quản rõ ràng
Ra cầm mối Đạo vững vàng lo chung.

6. Các con muốn trọn chung trọn thỉ
Ba Đầu-Sư lo chỉ dắt dìu
Còn phần Tứ-Bửu mến yêu
Ấy là bốn báu noi theo luật Trời.

7. Bốn đứa giúp về Đời về Đạo
Năm Thiên-Sư khử bạo trừ tà
Thảy đều do một Lịnh Cha
Chung lo chống vững Thánh Tòa tại đây.

8. Châu Thiên, Hiệp, Trùng Đài gom một
Trong mười lăm rường cột Tam-Kỳ
Các con khuyên chớ nghị nghi
Ráng tin cho trọn Thầy qui con về…

Đoạn trên đây Đức Chí-Tôn dạy: Trong Thập Ngũ Linh-Đăng từ ngôi Độc-Nhứt cho đến năm Thiên-Sư thảy đều do một Lịnh Cha Trời, chung lo chống vững Thánh-Tòa tại đây. Như vậy, trong mười lăm vị nầy thảy đều là rường cột, thì ngôi Độc-Nhứt là người thay Thầy. Cho nên Thầy mới khuyên các con: “Khi có vị Linh-Hồn ngự ngôi Độc-Nhứt thì đừng có dị nghị nghi nan chi cả, hãy để lòng tin cho trọn đặng Thầy qui các con về một mối”.

* Tiên tri Cơ Đạo còn chuyển:

Năm Canh Thìn (1940) Đức Chí-Tôn dạy ngày 7 tháng 4 (4 giờ khuya) có một đoạn chỉ về cơ Đạo đến Tam Tiểu Thời Kỳ mười năm mà còn chuyển mới thêm hoài. Vì cơ Trời định lập lại đời Thượng Cổ mà như vầy đâu phải là đủ:

Các con còn đứng Tam-Kỳ
Thì vui lòng cứ đường đi tới hoài.

3. Ai sừng ai sẻ mặc ai
Làm con Chơn-Lý đừng phai lợt lòng
Bởi chưng kiếp nạn Đại-Đồng
Phải tùy cơ diệt mới mong khỏi vòng.

4. Diệt là sửa đổi cho xong
Đó là biến diệt gắng công nghe Thầy
Đừng ham bàn cãi nọ nầy
Hễ bao nhiêu cãi, nạn hoài tới cho.

5. Thầy nhìn thấy các con lo
Là lo mất dấu Thầy cho Đạo-mầu
Đứa than, đứa thở, đứa sầu
Đứa lo, đứa tính, càng lâu rối nhiều.

6. Nên Thầy phân cạn các điều
Đạo Thầy Chơn-Lý còn nhiều trở day
Mười năm chuyển mới thêm hoài
Lập thành Thượng-Cổ phải vầy đủ sao?

Đến năm Ất-Mùi (1955) Đức Chí-Tôn ban cho Nam-Công Hỏa-Đức phần xác là ông Nguyễn Văn Mưu, tức vị Linh-Hồn ngự ngôi Độc-Nhứt tiếp điển Vô-Vi. Ngày 11 tháng 1 năm Bính Thân (1956) - 8 giờ sáng) Đức Chí-Tôn có dạy đoạn:

19. Hiện đây Thầy lập khóa chìa
Ban ngôi Bổn-Giác nối liền mười lăm
Ngôi Trời diệu diệu thâm thâm
Khóa Trời lãnh nắm chìa cầm nơi tay.

20. Cửa Trời người mở chớ ai
Cả kêu thế giái nhìn ngay chỗ nầy
Âm Dương Hiệp Nhứt là Thầy
Đương Kim chiếu diệu con bầy tỉnh mau.

21. Chánh duy Tứ Tứ dồi trau
Ngũ-Hành Thất-Đẩu chuyển giao Hội Hào.
Đuốc khai lý nhiệm diệu mầu
Từ nay con dại cúi đầu nhìn Cha.

22. Phụng thừa Ngọc-sắc Bút-hoa
Khải-Thông Diệu-Lý Đạo Cha ban truyền
Bỉnh Hành Đại Lịnh Chưởng Quyền
Đại-Đồng phán đoán nối liền Hàng-Long…

Đại-Đức Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài Nguyễn Văn Ca liễu đạo, đắc quả vị Nhiên-Kỳ Cổ-Phật, giáng đàn lần đầu tiên ngày 5 tháng 9 năm Bính-Thân (1956) (7 giờ sáng.

Dạy cũng kêu chỉ cơ vận đi tới như vầy:

* Đoạn 1:

Cả kêu chung cả buổi đây
Ráng mà ngụ xét rẽ mây rõ Trời.

12. Cao Kiên luật cả chẳng dời
Thiên-Điều chẳng thứ, máy Trời chẳng hai
Các điều mưu chước lá lay
Mau mau dẹp cất nhìn ngay Lý Trời.

13. Tam-Tôn nay vẹn phận rồi
Nhìn vào ngôi Một thay Trời Nhứt Tôn
Mẫu-khuôn ngôi Chủ Kiền Khôn
Cho tròn đủ vẹn điểm Trung hóa Càn.

14. Kêu chung các trẻ mơ màng
Phát minh Thượng-Cổ sẵn đàng qui y
Bấy lâu cứ gọi Đoạn Ky
Cứ cho là vậy tự khi nên lầm.

15. Ất-Mùi khai dựng âm thầm
Đường Dê Dấu Thỏ tưởng lầm rằng chơi
Chư-Hiền tỉnh lại khỏi bôi
Cứ cho hay giỏi ôi thôi Đạo Đời…

* Đoạn 2:

18. Tu hành mau ráng bước mau
Nhớ an tâm tánh Ngư tao Vướt phùng
Khuyên đừng gọi lý Trời cùng
Bấy nhiêu là đủ, bất tùng Thiên-Cơ.

19. Cả kêu đệ tử ngáo ngơ
Nhìn theo xác Lão lỡ cơ vận hành
Lão kêu mau trở về lành
Vén màn chổi dậy Đại-Thành kề Nghiêu.

20. Đàn-Linh Tam-Cảnh Qui-Điều
Trời ban Lục-Luật trọn chiều mới an
Chơn truyền từ đó mới ban
Thượng-Nguơn vững lập định an cơ tuần.

21. Lý đâu ngưng lại giữa chừng
Đạo nhăng Đời nhố gọi ngừng Thiêng-Liêng
Đạo Trời như vậy đâu yên
Lem danh Trời lập một tia thôi rồi.

22. Bừng con mắt dậy  nhìn Trời
Lóng tai nghe kỹ cạn lời Lão phân
Chớ rằng Trời định xá ân
Xá ân người thiện cán cân công bình.

23. Ai mà nghịch lý ráng nhìn
Viện lời canh ci tội tình ai che
Bớt lòng kiêu đắc đặng nghe
Lão phân cạn lý ráng nghe cho rành.

+ Tiên tri cơ  Đạo đến nơi lập thành Giáo-Hội Trung-Ương tại Tu-Di  Thiên-Quốc.

Đến năm Đinh-Dậu (1957) vào ngày 22 tháng 1 (3 giờ chiều) Đức Nhiên-Kỳ Cổ-Phật có dạy cho biết trước: vào năm Canh-Tý (1960) cơ Đạo sẽ chuyển đến nơi lập thành:

* Trích đoạn:

3. Trong giờ học thuận thời tìm lý
Lão khai bày thâm thúy lắm mà
Bính-Thân chuyển lập Cao-Tòa
Bước sang Đinh-Dậu Đạo nhà khải thông.

4. Muốn cho vẹn rõ thông Mậu-Tuất
Dò máy Trời rõ thức rõ tri
Lý Chơn cứu thế huyền vi
Bước sang Kỷ-Hợi Châu Nhi chung  nguồn.

5. Sang Canh-Tý tinh thần phát triển
Khắp thế gian u hiển mới tường
Rõ ràng Đạo-Đức phương trương
Lập thành Tân-Sửu kỷ cương Luật Điều;
Chỉ cho Chư-sĩ an chiều
Hễ tu thì ngộ đánh liều thì hư…

Đoạn trên đây Đức Nhiên-Kỳ Cổ-Phật chỉ cho biết trước là đến năm Canh-Tý (1960) cơ quan Đạo chuyển, sang năm Tân-Sửu (1961) mới đến nơi lập thành danh Đại-Đạo tại Tu-Di Thiên-Quốc có Giáo-Hội Trung-Ương gồm đủ Ngũ-Đài Hội-Thánh chấp giữ Kỷ-Cương, Qui-Điều, Lục-Luật.

* Căn cứ theo kinh Thái Âm thời kỳ Tòa-Thánh Trung-Ương thì đây là đúng nhịp vì vé 8 có đoạn:

Đạo dạy kỹ một, hai, ba, bốn
Đến năm rồi định chốn Trung-Ương
Tại người sớm liệu tối lường
Liệu lường đong, sớt, chế phương, thêm mùi.

Đoạn nầy ngày 14 tháng 1 năm Mậu-Dần (1938) giờ Ngọ, Đức Chưởng-Giáo Tôn-Sư có chỉ Đức Thái-Nhơn Thanh-Sơn vịn vào hai câu trên vẽ ra giá đèn hình tam giác năm cấp thờ 15 ngọn đèn, từ cấp một đến cấp thứ năm rồi định lư hương ở chính giữa là Trung-Ương. Trong đó, Đức Tôn-Sư dạy vì qua Tam Tiểu thời kỳ Đức Chí-Tôn cho hai Chưởng-Quản, ba Đầu-Sư, bốn Tứ-Bửu và năm Thiên-Sư đặng hưởng về phần Thiêng-Liêng.

Đến ngày 21 tháng 1 năm Mậu-Dần (1938) (4 giờ sáng), Đức Chưởng-Giáo Thiên-Tôn giáng dạy giải nghĩa 15 ngọn đèn như vầy: 1 ngọn trên là Thái-Cực; 2 ngọn kế là Lưỡng-Nghi; 3 ngọn kế nữa là Tam-Tài; 4 ngọn là Tứ-Tượng và 5 ngọn là Ngũ-Hành. Còn Trung-Ương là Nhứt-Điểm trung phân Tạo-Hóa(1). Trong đó nhiều chỗ mầu nhiệm vô cùng, sau Bổn-Sư sẽ chỉ cho con hiểu.

Thì nay đến đây chung ta mới nhận định được đó là lời tiên tri cơ Thầy khai Đạo phải vận chuyển đến lần thứ năm mới là chỗ của Thầy định lập Trung-Ương. Nhưng tại vì lòng người sớm lo tối liệu sao cho mình đạt được cơ tuyệt diệu, chớ mối chánh Đạo Trời thì do bộ máy Vô-Vi Thiêng-Liêng vận chuyển, nên Đức Chí-Tôn có nói trước trong Thiên-Đạo Chơn-Truyền quyển I trang 118 như vầy:

Đạo sanh Trời Đất biết tròn vuông
Nào dễ ai làm cái mẫu khuôn
Tam- nhứt, tam-tam, tam-thập-lục
Muốn thông cho tột đến Non Côn.

* Bài giải về Lục-Long Cơ-Vận, Đức Chí-Tôn có dạy, trích đoạn:

“Kể từ Thầy khai Đạo đủ 36 năm lập thành Sơ-vị, là đủ Tam Thập Lục Thiên, đến Tân Sửu (1961) đó là dứt Hạ-Nguơn”.

Đến đây phục huờn Thỉ-Đức, tái dựng Thượng-Nguơn, TU-DI ứng hiện, THIÊN-QUỐC lộ nền, lập thành Giáo-Hội Trung-Ương gồm có Hội-Thánh Ngũ-Đài thay quyền Ngũ-Giáo điều hướng Ngũ-Cang hoằng ban Chơn-Truyền Thiên-Đạo lưu lai hậu thế theo lời Đức Chí-Tôn dạy ngày 3 tháng 5/37 Nhâm Dần (1962) (4 giờ khuya) như vầy:

Cha Trời chấm chọn con hiền
Lập thành Giáo-Hội chơn truyền lưu lai.

1. Cuộc Tu-Di bày khai Đức độ
Dựng Trung-Ương kiên cố Đạo-mầu
Gọi rằng Thiên-Quốc một bầu
Chở che vạn loại Ngọc-Châu Xích-Huỳnh.

2. Gồm NGŨ-GIÁO cung kinh duy niệm  
THIÊN-LÝ phô đốn tiệm bình quân
Thay Trời hành hiệu chỉnh cần
Hành chơn tế thế giác nhân tạo thời.

3. Về THIÊN-THỂ Đạo, Đời tình lý
Lập thức nghi trung trí độ trình
Chủ trương vật sự phân minh
Tề tu tác động thới ninh phong hòa.

4. Phận THIÊN-PHÁP một tòa cao sáng
Trước cùng sau rõ rạng qui mô
Nêu lên lý tưởng Hoàng-Đồ
Hiện hành thể thức bồi tô Công-Bình.

5. HƯƠNG-THANH-NỮ nhiệm danh Tây-Vức
Phải chủ trương điều thức dân tân
Kỷ cương chỉnh chính lập trần
Hoàn toàn hoán mỹ nghĩa nhân thi hành.

6. Đây THIÊN-ĐẠO: LINH, HƯƠNG manh mối
Nội an ninh, ngoại đối đãi thông
Điều hành ý thức cách công
Đạo, Đời, Dân, Nước một lòng hiệp nhân.

7. Về TÁM-BAN ân cần THƯỜNG-THỨC
Do chỉ căn thậm cực đức công
Thiên nhiên pháp chánh gạn lòng
Mẫn cần luyện trí hòa đồng cấp giai.

8. Phận TÁM-BỘ từ nay cải thiện
Dẹp phấn son tâm kiện trung-dung
Làm gương sáng suốt hạnh cung
Gái hiền bửu giá trắng trong ngọc ngà.

9. BÀN-CAI-QUẢN chung hòa Thiên-Lý
Lưỡng giới đề đức trí tài năng
Cố kiên hai chữ thăng bằng
Lưu lai danh nghĩa khai đàng rộng thông.

10. Về BAN, BỘ, PHẬN BA cần cố
Thuận chiều lo trình độ hiện hành
Chính qui thể đẹp liêm thanh
Roi truyền hệ thống mới rành đức công.

11. Do ĐỔNG-LÝ tác phong Bỉnh cán
Lý Sự Tình kỉnh mạng nhân hiền
Gọi rằng XỬ- LÝ hữu quyền
Thay cho Giáo-Hội, THƯỜNG chuyên V tề.

12. Gần xa cũng đề huề nhứt luật
Lo lập công phước đức cội nguồn
Chung con nam nữ tròn vuông
Lời ca ngợi rõ oai phuông Hậu Đàn.

13. x Đây là chức vụ vinh quang
Ngũ-Đài, Ngũ-Giáo, Ngũ-Cang tạo thời
Lập xong danh phận con Trời
Bảo-sanh Nhơn-nghĩa Đạo Đời hòa thông.

THI

Thông suốt sáng soi giữa cấp giai
Trung Kiên hiền chính hiếu sanh khai
Nghĩa tình hòa thuận đồng uy tín
Giáo-Hội Trung-Ương chiếu chỉnh đây.

4. Nghi thờ nơi Bửu-Điện và Biển, Liễn:

Ngôi Bửu-Điện gọi Cửu-Trùng-Đài theo khuôn mẫu gồm 3 cấp dài 81 thước. Nhưng đây chỉ tạo được cấp thứ 3 để thờ và hành lễ. Với những cảnh Điện, Cung hai bên nam nữ là văn phòng Hội-Thánh làm việc và an  ngự. 

Trên hết là Thánh-Tượng Tâm-Nhãn có 108 tia, cao 18 tấc, ngang 15 tấc; kế là Thiên-Hoàng Lịnh-Kỳ; kế nữa là giá đèn hình tam giác 5 cấp định 15 ngọn đèn gọi Thập Ngũ Linh-Đăng; chính giữa 15 ngọn đèn có đèn Ngũ-Lý; kế ngoài có Bỉnh-Lịnh Kỳ; kề hai bên giá đèn có đèn Đông-Liên-Hoa màu xanh, Tây-Tựu-Lý màu đỏ hình Chí-Công Chí-Chánh.

Dưới nền trong hết có ngôi Ngọc-Ỷ để Chủ Tam-Hồn đăng trình triều kiến Đức Chí-Tôn và ban hành sắc lịnh.

Kế ngoài có nghi thờ Thần-Giáo Khương-Thái-Công. Nghi nầy hình tròn 9 tấc, chính giữa để Bầu Thái-Cực có Hạnh-Huỳnh Kỳ. Phía trước Bầu Thái-Cực có ngọn đèn đỏ, phía sau có ngọn đèn vàng. Trên nghi thờ này có treo đèn Thiêng-Liêng Lục-Giác Đăng-Thanh chiếu diệu ngày đêm.

Ngoài nữa có 3 nghi Chưởng-Quyền. Mỗi nghi có giá đèn hình tam giác 9 cấp, ngang 9 tấc dài 12 tấc để 36 ngọn đèn, chính giữa 36 ngọn đèn có một ngôi đèn đỏ hình Chí-Công Chí-Chánh.

Kề ngoài giá đèn của ngôi Chưởng-Quyền thứ nhứt có ngọn Ngọc-Bửu Thần-Kỳ; ngôi Chưởng-Quyền thứ nhì có Thái-Bửu Linh-Kỳ; ngôi Chưởng-Quyền thứ ba có Thượng-Bửu Anh-Kỳ.

Hai bên tả hữu của ngôi thờ chính: phía tả có Ảnh Phụng Thái-Dương, phía hữu có Ảnh Phụng Thái-Âm. Mỗi Ảnh Phụng có 36 tia 18 điểm, dưới Ảnh Phụng mỗi bên đều có giá đèn thờ 12 ngọn.

Ngoài cửa bước vô Bửu-Điện, vì chưa có Bát-Quái Đài, nên hai bên nam nữ đều có vị trí Thánh-Thủy Ma-Ha để mỗi khi chức sắc Cửu-Trùng Đài và Đạo-Hữu, Đồng-Nhi trình bái thi lễ Nguơn-Thần nơi đây rồi vào Bửu-Điện.

* Nơi Trung-Huỳnh Yết-Trướng ngang đẳng Nhị-Hình-Đài, trên có tấm Biển đề:

CAO ĐÀI  THƯỢNG ĐẾ
CỨU THẾ LẬP TRẦN

và đôi Liễn hộ Biển như vầy:

Chưởng Phán Cung Duy Đồng Triều Mạng Lý Phô Kinh Thông Tín Thể.
Quản  Phê Ngưỡng  Húy Ứng Lịnh Tuân  Pháp Đạo Sáng Lập Trung Thiên.

Biển, Liễn đều viết bằng chữ Nho, mình đỏ chữ đen.

 ĐẠO QUI NHỨT THỐNG

HUỲNH ĐẠO KHAI THÔNG

Hoành mình vàng, chữ đỏ, bìa xanh.

Đạo Đức Qui Nguyên Thiên Điều Bổn Kỷ Chơn  Truyền  Chiêu  Đại  Cuộc.
Nghĩa Nhơn Nhứt Thống Địa Chỉnh Căn Cương  Chánh  Pháp  Đãi  Đồng  Sanh.

Biển, Liễn đều mình đỏ, chữ đen.

HUYỀN KHUNG KIM KHUYẾT
NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ ĐẠI THIÊN TÔN
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
NHỨT TÂM QUI HƯỚNG

Huyền Cực Ly Kinh Hoằng Minh Điển Chuyển  Thần  Tông  Qui  Thế  Tụ.
Hoàng Đồ Khảm Thức Cảm Ứng Tâm Phục Thánh Tổ Thống Thời Trang.

Biển, Liễn đồng mình đỏ, chữ đen, bằng chữ Nho.

TU DI  LẠC ĐỒ  THỈ ĐỨC
TÒA THÁNH  CAO ĐÀI  VIỆT NAM

Tu  Tạo  Lạc  Đồ  Châu  Tòa  Cao Việt Kỷ Kiến Xuân.
Di Khai Thỉ Đức Thiệm Thánh Đài Nam Cương Tân Sắc.

Biển, Liễn nầy cũng đồng mình đỏ, chữ đen, bằng chữ Nho.

Phía trước Bửu-Điện chưa tạo được Hiệp-Thiên-Đài và Bát-Quái-Đài. Ngoài nữa có khuôn Lưu-Viễn để gắn Bảng-hiệu ngày Đại-Lễ.

Kề ngoài nữa có ao gọi là Thái-Cực Thanh-Hồ, tiếp ngoài nữa có khuôn Biểu-Chiêu nền trắng, chữ đen bằng chữ Nho 6 chữ:

VẠN LINH ĐÔ TỤ TRIỀU THIÊN

Trên đề 2 chữ CHUYỂN GẠN (KỊP), dưới 2 chữ ĐẠI ĐỒNG ở bốn góc, cũng chữ Nho, đến Đại-Lễ mới thượng.

Ngoài khuôn Biểu-Chiêu có Trụ Phướn Chiêu-Hồn cao 12 thước. Mỗi khi Đàn, Lễ có thượng Thần-Phan, gọi Phướn Chiêu-Hồn.

+ Ý nghĩa Thánh-Tượng Tâm-Nhãn và Ba Nghi Chưởng-Quyền.

Khi mới khai Đạo, Đức Chí-Tôn dạy vẽ biểu tượng THIÊN-NHÃN để thờ Đức Chí-Tôn, chúng ta xét là đúng Chơn-Lý, vì Đức Chí-Tôn là Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, là Đức Chúa Trời, mà Đức Chúa Trời là Đấng Vô-Vi, vô hình tướng thì biết thờ hình tượng nào cho đúng, nên thấy đây là sự chứng tỏ lời xưa Thánh-Nhân lưu lại là: “Hoàng Thiên Hữu Nhãn” hay tiếng thường nói: “Trời cao có mắt” cũng thế. Mà Đức Chí-Tôn cũng đã tiên tri vào thời mới khai Đạo rằng: “Nhãn Thị Chủ Tâm” là Nhãn định Tâm thâu, lưỡng quang do nhứt định là Chủ Tể.

Vì Đức Thượng-Đế là Chủ Tể cả Kiền Khôn Vũ-Trụ, thì dù cho nhơn loại hay cầm thú loại cũng là con cái của Ngài, đều cũng có trái tim làm chủ trong sự nhìn xem mà nhận định và quyết định; phân minh phải, trái, nên, hư; để tiến, thoái. Hay dầu cho vạn vật đều cũng có tim và lấy làm chủ.

Hay nói rõ hơn, vì Đức Chúa Trời là Cha chung của nhơn loại thì dầu cho dân tộc, đất nước nào đều cũng phải tôn thờ Ngài là Đấng Chí-Tôn Chí-Đại. Mắt Ngài soi rọi bề ngoài và thấu rõ trong lòng người nữa.

108 tia: Tia là ánh dọa hào quang soi khắp Kiền Khôn thế giới, thấy cả vạn vật, sơn hà, cỏ cây. 108 là số âm dương hiệp nhứt. Kinh kính lạy Đức Chí-Tôn khi mới khai Đạo có câu:

Thượng chưởng Tam Thập Lục Thiên
Hạ ốc Thất Thập Nhị Địa.

Hình cao 18 tấc: số 18 thông huyền hoàng Kinh Dĩ, cơ lập trần bán cửu thông người. Ngang 15 tấc là: Khôn Càn hiệp nhứt thảnh thơi, Ngôi Càn thống chủ thái nơi trung hòa, Tu-Di độc nhứt hoàng ca, Trung Thiên ứng cảm gia gia khương bình, gọi rằng Thiên-Quốc cứu Linh, Người Trời thống hiệp lòng in tỏ tường, Thượng-Nguơn Hanh-Thỉ nghĩa phương, Qui nguyên Tam-Giáo hiệp trường Ngũ-Chi, Đạo Trời là chủ Nhì Nghi, Tam-Hoàng cứu thế trí tri tỏ tường.

Ba nghi Chưởng-Quyền: mỗi nghi 36 ngọn đèn, ba nghi cộng lại 108 ngọn đèn. Đó là cơ quan tuần chuyển, hoán hậu Âm qui hồi Dương khí là Châu-Thiên, lý gọi Bá Tánh đồng qui, tường tri Bát-Bửu.

Ba nghi Chưởng-Quyền gọi Tam-Kỳ Cửu Chuyển, thông Thiên thể hình. Trong Cửu-Trùng-Đài 81 thước phân ba ngôi vị, lý huờn: Tam Cửu Tam Tam Tam Thập Lục; Cửu Cơ Cửu Lý Cửu chuyển hòa Bát Thập Nhứt qui tường tiêu Bí Khuyết.

Ba nghi Chưởng-Quyền định 3 ngưỡng chung gọi Thức Tâm Hành Thiệt.

5. Thiên-phong phẩm vị.

 + Về lãnh đạo:

- Hội-Thánh Thiên-Lý Đài-Nhứt: 25 vị
- Hội-Thánh Thiên-Thể Đài-Nhị: 30 vị
- Hội-Thánh Thiên-Pháp Đài-Tam:         35 vị
- Hương-Thanh-Nữ Diệu-Đức Đài-Tứ:         82 vị
- Hội-Thánh Thiên-Đạo Đài-Ngũ:

+ Nam: 108 vị
+ Nữ: 108 vị

Tất cả Giáo-Hội lãnh đạo trên đây là 400 vị theo danh bộ Hồng-Chương Luật-Sử, chớ chưa phong đủ chức vụ.

+ Về Ban, Bộ:

- Nam thì được lập thành Tám Ban.

- Nữ thì được lập thành Tám Bộ.

Danh từ Tám Ban, Tám Bộ nêu rõ trong Nội-Qui Pháp-Lệ = Hồng-Chương Luật-Sử.

VIII. THIÊN-TÒA HOÀNG-ĐẠO  -  GIÁO-HỘI CAO-ĐÀI VIỆT-NAM.

1. Biểu-Hiệu tiền môn chánh Nam và Thần-Phan, Đạo-Kỳ.

+ Về Biểu-Hiệu:

Cảnh Tu-Di Thiên-Quốc, đến ngày 28 tháng 1/39 Giáp Thìn (1964) (1 giờ khuya), Đức Chí-Tôn ban sắc sứ đề danh nghĩa hiệu nêu là Thiên-Tòa Hoàng-Đạo như vầy:

Biểu hiệu Thánh Cảnh:

ĐẠI-ĐẠO  TAM-KỲ  PHỔ-ĐỘ
THIÊN-TÒA  HOÀNG-ĐẠO
GIÁO-HỘI  CAO-ĐÀI  VIỆT-NAM
TU-DI  LẠC-ĐỒ  THỈ-ĐỨC

Biển nầy chữ quốc Việt.

Đôi Liễn đã có bằng chữ Nho kề theo Biển:

Càn Thống Tam Tông Qui Tam Bửu Đạo Hoằng Khai Tam Giới Hiệp.
Khôn Thâu Ngũ Giáo Chuyển Ngũ Hành Đức Hóa Vận Ngũ Châu Hòa.

Biển, Liễn nầy đồng mình vàng, chữ đỏ, bìa xanh.

+ Thần-Phan: (Phướn Thần)

Đầu Phướn hình bầu dục, chính giữa hai mặt đều có kính thủy hào hình tròn và hai bên có gắn bốn chữ “ÁNH LỘNG THẦN PHAN” bằng chữ Nho.

Mình Phướn màu vàng hai mặt, bên gắn chữ Nho, bên gắn chữ Quốc Việt như vầy:

THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO CAO ĐÀI CỨU THẾ THỐNG GIÁO QUI LINH.

+ Đạo-Kỳ: (Cờ Đạo)

Cờ Đạo nền trắng Hành Kim Phục Thỉ, một vòng vô cực màu vàng, 12 thoại khí rọi màu xanh, lót trong vòng màu đỏ, khôi cờ màu đen. Đại Bửu Thể Kỳ nơi Tòa-Thánh ngang 15 tấc, dài 3 thước.

Về tiền cuộc chưa xây cất được, chỉ có cảnh Tam-Tôn Huê-Đảnh để Tam-Hồn ngự hành Đạo.

2. Thiên Khai Huỳnh Đạo:

Bốn chữ “Thiên Khai Huỳnh Đạo” đã được xuất phát từ Nhứt-Kỳ Phổ-Độ, Đức Di-Đà đã tiên tri trong kinh Giác-Mê rằng:

Đường Huỳnh Đạo Thầy đà rộng mở
Khách Tây du mau nhớ hoài về.

Từ đó lưu truyền đến Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng được ký tạc nhiều nơi. Khi mới khai Đạo tại Tòa-Thánh Tây Ninh, Đức Chí-Tôn dạy tạo đôi Liễn nơi cửa Hiệp-Thiên-Đài như vầy:

Hiệp Nhập Cao Đài Bá Tánh Thập Phương Qui Chánh Quả.
Thiên Khai Huỳnh Đạo Ngũ Chi Tam Giáo Hội Long Hoa.

Đó là Cơ Thiên cho biết trước.

Nghe vậy hay vậy nào có thấu đâu, vì chúng ta đang lẩn quẩn trong vòng mê tín, bài bác dị đoan nên bị màn âm che khuất, hậu thời hấp thụ, cứ gìn qui luật cổ truyền.

Nay đến thời hoằng khai Dương khí, hoán Hậu huờn Tiên Thiên, khai thông Huỳnh-Đạo, nên Đức Chí-Tôn mở khai Đại-Đạo quyết cứu cánh thế gian  nhân loại thoát khỏi mê mù huyền ảo, không còn mê tín dị đoan, chẳng hề khuất phục điều chi vong căn sái lý; chỉ biết tôn thờ Thượng-Đế là Trời tại tâm, kỉnh các Đấng Thiêng-Liêng: Phật, Tiên, Thánh, Thần và phụng sự Tứ-Ân Chơn-Lý, rõ thấu phận mình là Tam-Tài Đạo trọng Chúa muôn loài linh hơn vạn vật đó thôi. Mà Đức Chí-Tôn có nói: dắt con bước một bước lần, và cơ vận chuyển tấn hóa cũng nương theo vận khí tương sanh.

Về Thể dụng: khi mới khai Đạo lập thành Tòa-Thánh Tây Ninh thì chánh môn hướng về Tây. Bát-Quái-Đài phía trong là nơi Đức Chí-Tôn ngự. Hiệp-Thiên-Đài phía trước, bít cửa giữa. Toàn thể Tín-đồ Đức Chí-Tôn đều mặc Đạo Lễ Phục gài nút một bên theo kiểu cách cổ truyền (vạt hò) nhưng đổi lại màu trắng, ý nghĩa Hành Kim Phục Thỉ. Thời kỳ nầy Đức Chí-Tôn ban Tân Luật Pháp Chánh Truyền. Giai đoạn nầy các tục lệ vẫn còn và có thêm những Lễ theo Đạo.

Khi chuyển về Tòa-Thánh Trung-Ương (Mỹ Tho), sau sửa lại Định Tường thì Chánh Môn về hướng Bắc (Kim sanh Thủy). Khi còn Tòa-Thánh Trung-Ương thì chuyển Bát-Quái-Đài thành Bát-Quái Hậu-Thiên về phía trước Hiệp-Thiên-Đài, chỗ Bát-Quái cũ tạo Châu-Thiên-Đài để Đức Chí-Tôn ngự, và khai đường giữa từ Hiệp-Thiên-Đài đến Châu-Thiên-Đài để phân biệt lưỡng biên Nam Nữ.

Cứ theo Hậu-Thiên Bát-Quái thì cung Ly chánh Nam đương Ngọ. Nhưng về thể cảnh nơi đây thì cung Ly lại hướng về phương Bắc. Toàn thể thượng hạ Tín-đồ mặc Đạo Lễ phục mặc dầu có sắc phái nhưng cũng gài nút một bên (vạt hò) như ở Tòa-Thánh Tây Ninh.

Đến khi sửa lại danh hiệu Tòa-Thánh Định Tường thì Đức Chí-Tôn dạy sắm áo Chơn-Long. Khai Dương chánh trực, mở cửa gài nút chánh tim, để chủ Tam-Hồn tùy thời thọ phục. Thời kỳ nầy Đức Chí-Tôn ban Luật Bình-Quân diệt mê phá tục giảm bớt linh đình cầu khẩn vái van.

Đến Tòa-Thánh Cao-Đài Việt-Nam, xã Lương Hòa Lạc, thì chánh môn về phương Đông (Thủy sanh Mộc), Đức Chí-Tôn dạy lập Bát-Quái-Đài chuyển lại thành Bát-Quái Tiên-Thiên thì cung Càn chánh Nam đương Ngọ nhưng về thể cảnh thì nơi đây cung Càn lại hướng về phương Đông. Chức sắc Đại Thiên-Phong mới được thọ Đạo Lễ phục Khai Dương. Thời kỳ nầy Đức Chí-Tôn ban thêm Luật Bình-Quân nối hậu để chỉnh đốn việc Hôn Tang Chi Lễ và dạy cách thờ phượng tại Tòa-Thánh đến Tư-gia.

Khi chuyển về đến Tu-Di Lạc-Đồ Thỉ-Đức, Tòa-Thánh Cao-Đài Việt-Nam, xã Bình Đức, thì chánh môn hướng về phương Nam (Mộc sanh Hỏa) theo Bát-Quái Tiên-Thiên thì cung Càn chánh phương Nam. Cung Khôn chánh phương Bắc, thì nơi đây Lý Thể mới được tương phù.

Vì Đức Chí-Tôn mở Đạo tại Nam-Thiệm Bộ-Châu tức phương Nam, khai thông Huỳnh-Đạo thấu tận Châu-Thiên-Đài thuộc về Bắc-Khuyết là nơi Đức Chí-Tôn ngự, nên nhơn sanh khấu đầu phục triều chiêm ngưỡng về Bắc-Khuyết, đó mới đáp ứng cơ vận với lời tiên tri:

CAO như Bắc-Khuyết Nhơn chiêm ngưỡng
ĐÀI tại Nam-Phương Đạo thống truyền.

Nơi đây toàn thể Chức-sắc Tín-đồ Đại, Tiểu Thiên-Phong nam nữ đều hoàn toàn thọ Đạo Lễ phục Khai Dương mở nút chánh tim. Cơ Đạo đến đây Đức Chí-Tôn ban cho Qui-Điều Lục-Luật và mới thực hiện được khuôn mẫu tôn thờ cùng diệt mê phá tục theo Thiêng-Liêng đã dạy.

** Qui-Điều Lục-Luật  gồm:

1. Bình-Quân Luật:                        Phá Tục.
2. Thánh-Luật:                                Điều Lý.
3. Nhiệm-Luật:                               Chỉnh Pháp.
4- Huệ-Luật:                                   Trí Chính.
5- Pháp-Luật Nội-Qui:                 Thể Tướng.
6- Hoàng-Chương Lục-Luật:          Bảo Hiến.

Cũng tại cảnh cuộc này, đến năm Giáp Thìn (1964) Đức Chí-Tôn ban cho danh hiệu: THIÊN-TÒA HOÀNG-ĐẠO tức TRUNG TU DI CHÂU, chính giữa Tứ-Đại Bộ-Châu, đây là Trung-Ương Võ-Trụ (xin xem số (1) trang 62). Nên Đạo-Đức Qui-Điều 19 có nói: Trời có thể Năm là Tây, Bắc, Đông, Nam, Trung phương định (Hỏa sanh Thổ).

Huỳnh-Đạo là đường vàng, ý chỉ đường tại trung tim. Nói về Ngũ-Hành thì Trung-Ương là thuộc Thổ, sắc Huỳnh tức màu vàng, nên gọi đường vàng là Huỳnh-Đạo.

Áo Khai Dương mở cửa gài nút chánh tim cũng gọi là khai Huỳnh-Đạo. Đường chánh tim của Bửu-Điện Tòa-Thánh cũng gọi đường Huỳnh-Đạo. Mà Thiên-Tòa Hoàng-Đạo thuộc Trung Tu Di Châu cũng gọi là Thiên Khai Huỳnh-Đạo.

** Nói tóm lại: về Bát-Quái Hậu-Thiên thì cung Càn thuộc Tây Bắc, cung Khôn thuộc Tây Nam; vì cung Càn, cung Khôn đứng một bên của Bát-Quái nên thời đó mặc áo Lễ Phục gài nút một bên. Lần lần cơ thời vượng chuyển, Bát-Quái Tiên-Thiên sắp ra đời thì Đức Chí-Tôn ban cho áo Chơn-Long để mở màn cho lễ phục Khai Dương và dạy Luật Bình-Quân diệt mê phá tục. Đến khi Bát-Quái Tiên-Thiên xuất hiện thì cung Càn chánh Nam đương Ngọ, cung Khôn chánh  Bắc đương Tý thì Luật Bình-Quân hoàn chỉnh, áo Khai Dương lộ hình roi truyền xuống hết cấp Đại Thiên-Phong.

Đến chừng Thiên-Đồ Thánh-Cuộc chánh phương chánh hướng, Lý Thể phù hợp thì Lễ Phục hoàn toàn Khai Dương gọi khai thông Huỳnh-Đạo. Đức Chí-Tôn dạy:

Khai Tiền chuyển Hậu trở về Trung
Mới rõ Trời cao độ khắp cùng
Dứt bỏ tánh phàm tâm dị kỷ
Đạo Huỳnh cứu thế sắc Huyền-Khung.

+ Vì sao cũng một Đạo CAO-ĐÀI mà cách hành Đạo không giống  nhau?

Theo lời Đức Chí-Tôn dạy ngày 19 tháng 2 Kỷ Hợi (1959) (9 giờ tối), có đoạn:

Khi mới khai Đạo, Thầy tạm nương với lẽ mến quen của mỗi con đặng dễ bề độ dẫn cho mỗi trẻ nhìn lý lập thân, chớ đến đây mỗi trẻ phải đủ tinh thần Minh-Đức là cách tục mục, lập nhân luân, hậu đức, đáo Thượng-Hội nhìn lý do, thông Tam-Tài, hoằng Tam-Bửu, Đạo Lý phát minh trụ thành Thánh-Đức, diệt mê phá tục, siêu phàm tâm bản ngã, nhập Thánh Trung Dung, Thứ Nhiêu hòa thuận.

Đức Chí-Tôn mừng cho các con thực hiện câu Đạo Trời: Trời Nam Thiên-Quốc, Châu-Thiệm Thiên-Xuân, Việt Bang đất Thuấn, tinh thần tấn hóa, con cháu Rồng Tiên, Tịch Địa khai Thiên, Trung-Ương Tu-Di cứu thế, phân minh củi quế, rực rỡ Nghiêu xuân, bốn biển vui mừng, muôn linh Trời xá tội, Nguyên-Nhân giềng mối, chỉ đường tự hối cho nhân loại bước bươn, anh níu em nương, Kỷ Cương minh chánh.

3. Đường lối chủ trương của Giáo-Hội:

Giáo-Hội mệnh danh là GIÁO-HỘI CAO-ĐÀI VIỆT-NAM.

Hai tiếng: CAO-ĐÀI cũng như Trời Đất. Vì CAO-ĐÀI cũng che chở bao trùm toàn vũ trụ như Trời Đất.

Bởi chữ: CAO có nghĩa là cao thượng vô tận có chi so sánh ấy là TRỜI. ĐÀI rộng vô biên có chi tương đối ấy là ĐẤT. Đất chứa đựng chở nâng cả vạn vật, sông núi, cỏ cây muôn loài trên thế gian và muôn muôn ngàn ngàn cái Đài thông thường theo tiếng gọi nên gọi là ĐÀI. Mà ĐÀI nầy là ĐÀI độc nhất.

Vì tiếng ĐẤT kết lại thần sự tín ngưỡng thiếu  thanh nên  phải  tá  danh CAO- ĐÀI  làm  chủ  nghĩa  phương trương cho đủ uy danh thống giáo.

Vậy CAO-ĐÀI là TRỜI ĐẤT cũng trong pháp Âm Dương sanh hóa dưỡng dục. Trời sanh ra vạn loại nên gọi Trời là Cha. Đất dưỡng dục muôn loài nên gọi Đất là Mẹ. Dù cho muôn loại vạn vật trong vũ trụ nầy đều là con chung của Tạo-Hóa là Trời Đất, nên gọi Trời Cha, Đất Mẹ, Tam-Tài Đạo con.

Trong muôn loại duy có nhơn loại nhờ có báu linh nên hơn vạn loại gọi chúa muôn loài là Tam-Tài đạo trọng.

* Tam-Tài là: TRỜI - ĐẤT - NGƯỜI.

TRỜI háo sanh, ĐẤT háo dục, NGƯỜI háo hòa. Trời có tài che toàn vũ  trụ, Đất có tài chở cả vạn vật, Người có tài thương chung muôn loại. Người được vậy gọi là người sánh cùng Trời Đất nên có câu: Phận người có Đạo Ba Tài, sánh cùng Trời Đất hay hay thăng bường.

Đạo CAO-ĐÀI khai mở do Thiên-Ý định tại đất nước Việt Nam theo lời dạy ngày 11 tháng 1 năm Kỷ Mão (1939) (1 giờ trưa):

1. Tu hành phải biết Tam-Kỳ
Tại sao mở Đạo tại vì Đời suy
Vì chưng khi trước Nhứt-Kỳ
Di-Đà, Thái-Thượng, Phục-Hy ra đời.

2. Tam-Tông Thiên Mạng thay Trời
Giác-Mê, Cảm-Ứng, định thời Âm Dương
Văn minh đạo lý tỏ tường
Lâu lâu biến đổi bước đường Đạo xa.

3. Nhị-Kỳ Phổ-Độ: Thích-Ca
Di-Đà tái thế diễn ra cơ mầu
Thái-Thượng kiếp Lão-Đam sau
Đem lời Đạo-Đức thấp cao dạy truyền.

4. Khổng-Tử là Phục-Hy nguyên
Tố-Vương Tổ-Thuật mối giềng nhơn luân
Tây Chơn Đạo mở nhiều lần
Quỉ vương phá hoại muôn dân khổ nàn.

5. Ngọc-Tòa Thượng-Đế truyền ban
Chiếu sai Con Một rõ ràng Giê-Su
Máu hồng chuộc tội xiết bao
Gọi là Tứ-Thánh công cao đức dày.

6. Lưu truyền từ đó đến nay
Đời suy thói tệ tục thay đổi lần
Tại vầy đồ thán sanh dân
Chuyển Tam-Kỳ Đạo Bính Dần tại Nam.(1926)

7. Trước sai Tam-Trấn lâm phàm
Đổi tên Tam-Giáo đặt làm Đạo CAO
ĐÀI linh vuông tấc mở đầu
Tiên-Ông Bồ-Tát nhiệm mầu vô song.

8. Có ba kỳ tiểu ẩn trong
Chuyển sao tới kiếp Đại-Đồng lại qui
Đó kêu là Đạo Tam-Kỳ
Phát minh tà chánh thau chì biện phân…

** Về đường lối chủ trương của Giáo-Hội Cao-Đài Việt-Nam là để hướng dẫn Tín-đồ tu thân tề gia theo những lời Thiêng-Liêng đã dạy trong Thiên-Đạo Chơn-Truyền quyển nhứt, xin trích vài đoạn như sau:

44. Tu là cứu Cửu-Huyền Thất-Tổ
Tu là cầu Phổ-Độ chúng sanh
Cầu cho cải dữ về lành
Cầu cho đất nước thái bình muôn năm…

                                 Tu-Chơn Thiệp-Khuyết

53. Tu cho được Phụ-từ Tử-hiếu
Tu cho thành Huynh hữu Đệ cung
Gái tu: Tứ-Đức Tam-Tùng
Trai tu: Nhân Nghĩa Hiếu Trung làm đầu…

                                 Tu-Chơn Thiệp-Khuyết

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

17. Đạo Thầy mở khắp tràng vũ trụ
Đạo Thầy lo khuyên nhủ nhơn sanh
Khuyên đời bỏ dữ theo lành
Chẳng khuyên ở núi, ở gành, ở hang;
Chẳng khuyên theo thói dị đoan
Chẳng khuyên hiệp lũ vầy đoàn dối dân…

                               Chuyển-Mê Khải-Ngộ

80. Thầy đã mở Trung-Ương là gốc
Dạy các con chủng tộc thương nhau
Năm châu một thể đồng bào
Dầu người khác giống cũng nhau rún mình;
Cầu cho tránh sự đao binh
Cầu cho thiên hạ thái bình muôn năm.

81. Đạo chẳng dạy đường lầm nẻo quấy
Đạo chẳng truyền bùa giấy phép ma
Các con muốn rõ Đạo Cha
Đạo Cha chánh trực vô tà vô tư;
Đạo Cha chép để thi thư
Đạo Cha khuyên trẻ ba dư học hành.

82. Đạo gốc dạy dân sanh làm phải
Đạo dắt người đường phải chánh chơn
Đạo khuyên Trung, Hiếu, Nghĩa, Nhơn
Đạo khuyên con trẻ xót thương nhau hoài;
Đạo không tách một rẽ hai
Đạo là hiệp nhứt cả loài thế gian...

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

96. Thầy nhắn nhủ khắp cùng con dại
Ai dạy làm việc phải thì nghe
Chớ ham hiệp lũ vầy bè
Trăm điều cẩn thận kiêng dè lắm con;
Đừng nghe tiếng ngọt lời ngon
Khinh khi luật nước hao mòn thần tinh…

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

271. Loạn phép nước Thánh Thần đâu chứng
Luật tự nhiên cảm ứng hẳn hòi
Khuyên con thấy đứa trổ mòi
Khá trừ chớ để hóa giòi trong xương
Đạo Thầy chánh chánh đường đường
Đạo dạy cang thường luân lý nghĩa nhơn.

272. Đạo chỉ rõ Thiên-Chơn thanh tịnh
Đạo dạy ròng bổn tánh linh thông
Đạo nguyên vốn thiệt Hư Không
Đạo lý nghiệm cùng cách vật trí tri;
Đạo tâm đã gọi duy duy
Đạo ngăn cấm việc thị phi lăng loàn.

273. Đạo khuyên giữ bình an trật tự
Đạo nào cho chống cự mạng Trời
Đạo không dạy việc rối đời
Đạo dạy con người dĩ hiếu vi tiên;
Đạo lo công quả mãn viên
Đạo gốc chí thiền bất lụy tu du…

                                  Chuyển-Mê Khải-Ngộ

IX. CƠ THỜI HIỆN TẠI.

Đến năm Ất Mão 1975 nước nhà độc lập, thống nhứt Bắc Nam, trải qua 15 năm chiến tranh (1960-1975) ruộng vườn hoang hóa, nay hòa bình Bổn-Đạo lo xây dựng lại nhà cửa, phục hóa khai hoang, tăng gia sản xuất.

Vì vậy, Giáo-Hội phải thâu xếp những cảnh Cung Điện đã tới cỗi, chỉ còn ngôi Bửu-Điện gọi Cửu-Trùng-Đài, Tam-Tôn Huê-Đảnh, văn phòng Hội-Thánh Ngoại-Giao, văn phòng Hội-Thánh Thiên-Lý, văn phòng Hội-Thánh Thiên-Thể, văn phòng Diệu-Toàn-Ban, Nữ-Oa Liên-Điện Đoài-Cung với Trai-Đàng.

Nối liền hệ thống THIÊN-TÒA HOÀNG-ĐẠO GIÁO-HỘI CAO-ĐÀI VIỆT-NAM sau thời gian chiến tranh, chỉ còn 6 cảnh Thánh-Thất và Bổn-Đạo ở rải rác trong các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long, Sông Bé và Thành Phố Hồ Chí Minh.

Qua thời gian khá lâu, GIÁO-HỘI CAO-ĐÀI VIỆT-NAM không thẩm quyền cầu phong Chức-sắc, nên Quý vị lãnh đạo phần thì chết, phần thì già yếu, chỉ còn một số ít người trong Giáo-Hội và Chức-sắc gìn giữ khuôn mẫu Luật Lệ của Đạo và hành y theo Nội-Qui Pháp-Lệ của Đức Chí-Tôn đã dạy cùng bảo quản cảnh cuộc và tài sản của Giáo-Hội đã có từ trước đến nay, để chờ cơ vận Thiêng-Liêng định ngày Vạn Thù Qui Nhứt Bổn. Vì Đức Chí-Tôn có nói từ khi mới khai Đạo tại Tây Ninh rằng:

BỬU-TÒA thơ thới trổ thêm hoa
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà
Chung hiệp ráng vun nền Đạo-Đức
Bền lòng son sắc đến cùng TA.


******************

CHUNG


NAY KẾT LƯỢC

THIÊN-TÒA HOÀNG-ĐẠO, ngày 14 tháng 3/80
Ất-Dậu  (23/04/2005)

 

Nhân trách Lược Thuật:

 

THƯỢNG PHỐI-SƯ
Huỳnh-Quang Trí-Tín La-Hán

Dương Văn Khoái

 

 NGỌC GIÁO-SƯ
Tế-Nhơn Bảo-Quân La-Hán

Lê Văn Tròn